NẾP XƯA - Trang 114

đêm vắng lặng, bà đồ lại càng nhớ thương chồng, và rất nhiều lúc bà không
sao cầm được giọt lệ.

Cảnh nhà hiu-quạnh càng hiu-quạnh thêm, trong những lúc Tiệp về nhà

Khoan, trong lúc người nhà phải ra đồng để trông nom ruộng mạ, săn sóc
lúa ngô.

Cuộc sống bình-thường sau đám tang bắt buộc phải trở lại.

Bà đồ nhiều lúc như chán-nản, không muốn trông nom lấy việc nhà,

giao mọi quyền cho vợ chồng Vinh.

Bà chỉ ngày ngày quanh-quẩn trong nhà lo đèn dầu hương nến bàn thờ

chồng. Có những lúc bà ngắm ảnh ông đồ rất lâu trên bàn thờ rồi òa lên
khóc.

Vinh cũng như Tiệp luôn luôn an-ủi mẹ.

Tuần tứ-cửu của ông đồ đã tới.

Tứ-cửu là bốn chín ngày sau đám tang. Những người theo đạo Phật

thường nhân ngày này làm chay để cho hương-hồn người chết được siêu độ.
Trong buổi lễ, bài-vị người chết được mang tới chùa làng. Ở đây, các vị sư
tụng kinh sám hối để cầu xin Đức Phật tha-thứ cho mọi tội lỗi của người
qua.

Lễ tứ-cửu của ông đồ được cử-hành long-trọng.

Bà đồ muốn vong-hồn chồng được ăn mày nương cửa Phật, và các học-

trò đều muốn dự phần trong buổi lễ tứ-cửu của thày.

Ngoài lễ trên chùa, trong nhà cũng làm cỗ bàn để mời dân xã, nhất là

những người đã giúp đỡ trong đám tang hoặc đã phụ trách một công việc gì
trong buổi đưa đám. Tình đoàn-kết trong dân xã bao giờ cũng có, và sự giúp
đỡ của dân làng trong những lúc hoạn-nạn tang ma thật là quý-báu. Nhân
ngày tứ-cứu, nhà bà đồ làm cỗ để mời họ hàng làng nước như để tạ ơn mọi
sự giúp đỡ trong buổi tang.

Cỗ ở nhà, cỗ ở trên chùa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.