NẾP XƯA - Trang 12

Vừa học chữ em vừa dịch nghĩa từng câu một với những tiếng đệm ư a

ngây thơ :

« Nhân bất học là người chẳng học

Bất tri lý – chẳng biết lý

Ngọc bất trác – ngọc chẳng dũa

Bất thành khí – chẳng thành đồ »

Em nhai đi, nhai lại mấy câu, rồi khi em đã thuộc hẳn, em mới hỏi anh

học-trò lớn có nhiệm-vụ chỉ bảo em học sang câu khác. Thỉnh-thoảng em lại
quên một chữ, tuy em luôn mồm nhắc lại những chữ đó.

Đây một em khác lớn hơn đang chăm chú học một đoạn sách Minh

Đạo Gia Huấn của Trình Tử :

« Thiên kim di tử – Bất như nhất kinh

Vạn khoảnh lương điền – Bất như bạc nghệ »

Em cũng vừa học chữ vừa học nghĩa :

« Nghìn vàng để cho con

Không bằng một kinh sách

Vạn miếng ruộng rót

Không bằng một nghề bạc »

Trong khi các anh lớn bảo các em trò nhỏ. Khoan ngồi chấm câu, ngắt

bài cho các em học. Sách chữ nho khi in thuở trước không chấm câu sẵn.
Học trò chép lại sách in cũng không chấm câu và cho rằng đã có chấm câu
sẵn sàng trong sách in, các trò chép lại cũng không được tự tiện chấm câu
lấy. Bài học phải do ông đồ hoặc trưởng tràng chấm câu cho.

Đối với các trò nhỏ chưa tự viết lấy được, bài học do ông đồ, trưởng

tràng hoặc một trò lớn nào khác viết và chấm câu ngay để các trò, đó học.
Những trò đã tự chép được bài học, cũng như những học trò lớn học theo
sách in đều phải do trưởng tràng hoặc ông đồ chấm câu. Chấm câu bằng son.
Chỗ nào nên phẩy, chỗ nào chấm đều là nét son hết. Phần nhiều bài học của
học-trò học sách in, bao giờ cũng do chính tay ông đồ chấm câu và lúc giảng
cũng lại chính ông đồ giảng lấy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.