NẾP XƯA - Trang 14

và chỉ in, viết có một mặt. Tờ giấy gấp đôi đóng lại thành lề. Khi viết tập các
em lồng tờ phóng vào trong tờ giấy tập vở của mình.

Sau thời kỳ viết phóng đến thời kỳ phải tự coi sách chép lấy bài. Khi đã

có thể tự coi sách chép lấy bài là đã tới trình độ đọc được nhiều chữ. Học trò
tới trình độ nầy ít nhất cũng đã học qua sách « Tam Tự Kinh » hoặc sách
« Ấu-Học Tân Thư » rồi.

Buổi học rất nhộn-nhịp vui-vẻ. Tiếng ê-a của các em, xen lẫn tiếng

giảng bài của các anh lớn ; em nầy hỏi, anh kia trả lời.

Có một vài em đứng tựa vào những chiếc cột, phân cách ba gian nhà,

vừa học vừa như nghiền ngẫm nghĩa lý của sách vở.

Vài cô nữ sinh ngồi riêng ở một góc ghế ngựa, cô lớn bảo cô bé.

Lớp học ồn-ào những tiếng ê-a, những lời giảng nghĩa cùng những lời

hỏi đáp lẫn nhau.

Cũng như mọi ngày, một lát sau khoảng cuối giờ Mão, ông đồ Ngư tới

lớp học. Học trò đang học bỗng ngưng bặt, rồi những tiếng « lạy thầy » vang
lên tứ phía.

Ông đồ ngồi vào chiếu cạp điều trên sập, trong tay vắt vẻo chiếc roi

mây.

Học trò lần lượt từ bé đến lớn lại đọc bài.

Học chữ nho xưa, buổi sáng mỗi khi vào học, học trò phải đọc bài hôm

trước, sau đó học bài trong ngày rồi tập viết. Lớp học của ông đồ Ngư cũng
ở trong thông lệ nầy, nhưng thường ông đồ hay xuống lớp chậm đôi chút,
nên các trò nhỏ được Khoan, trưởng tràng cùng các trò lớn khác giảng cho
bài mới trong khi chờ đợi đọc bài cũ với ông đồ.

Các trò nhỏ tới trước mặt ông đồ sợ sệt đọc bài, vừa đọc các em vừa

nhìn vào ngọn roi mây đáng sợ.

Tục ngữ có câu : « Thứ nhất hay chữ, thứ nhì dữ đòn ».

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.