Một lớp học của một ông đồ lại có ban đồng môn để lo mọi công việc
nhà thày từ ma chay đến giỗ chạp. Tất cả các môn sinh mới cũ đều phải
đóng góp tiền đồng môn mỗi khi nhà thầy có việc, như các con giúp đỡ cha
mẹ. Các môn sinh cũ dù đã có tước lộc cao, nhiệm-vụ lớn nhưng vẫn tham-
dự đồng-môn. Chỉ những kẻ vô ơn bạc nghĩa mới quên ơn thày. Cha mẹ có
công sinh dưỡng nhưng thày học có công dạy dỗ cho mình nên người, công
dạy dỗ này theo quan niệm phương Đông còn đứng trên công sinh dưỡng.
Với số học trò đã thành đạt nhiều, ông đồ Ngư được tiếng tăm khắp
nơi. Ngồi dạy lũ học trò nhỏ, ông trông ở tương-lai chúng rất nhiều. Trong
khi dạy học, ông đoán biết một phần lớn sự thành đạt của học trò. Đứa nào
học hành có khiếu ông biết, nhà đứa nào nhiều phúc-đức qua nét mặt sáng-
sủa hiền-hậu của nó, ông cũng có thể hy-vọng kết quả tốt đẹp ở nó. Còn
những học trò con nhà giàu, con cường-hào ác-bá, dạy chúng học thì ông
dạy nhưng thường ông vẫn nghĩ chúng có thể học để mà học, chứ không
phải học để thi đậu hiển-vinh.
Hôm đó, giữa lúc ông đang rung đùi ngắm nhìn lũ học trò bổng có
khách tới.
Bây giờ vào khoảng giữa giờ Thìn. Khách chẳng phải ai xa lạ, chính là
một người làng, bác xã Phiệt. Bác xã Phiệt đến xin học cho con là thằng cu
Kiệm lên bảy tuổi.
Xã Phiệt ăn mặc trịnh-trọng. Bác chít trên đầu chiếc khăn lượt đen, mặc
áo the thâm và quần trắng, chân bác đi đôi giày Gia-định.
Bác vái ông đồ từ ngoài sân.
Cu Kiệm theo sau bác cũng ăn mặc như cha. Trên đầu cũng quấn chiếc
khăn nhiễu tam-giang, cũng áo the quần trắng, cũng đi đôi giầy. Có lẽ nó đi
giầy không quen cho nên đôi giầy cứ muốn văng đi trước. Nó thấy bác xã
vái ông đó, nó cũng vái theo.
Cùng đi với hai cha con bác xã, có tên người nhà cũng quần áo sạch sẽ,
đầu đội mâm đồ lễ gồm có cỗ xôi con gà và trầu cau, chè rượu.
Ông đồ Ngư mời bác xã Phiệt vào trong lớp học.