tui luôn nhớ đến điều đó, mà sao bây giờ nó lớn tui lại quên. Nó nói ‘có gì
đâu’ là tui cho qua liền. Cái nhạy cảm của người làm mẹ như tôi để đâu rồi
không biết nữa”.
Đó là một lời tự trách. Nhưng tôi nghe như một câu hỏi vậy.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng những đứa trẻ sơ sinh có thể
cảm nhận được những cảm xúc của người khác. Hẳn nhiên, trước tiên là
cảm xúc của mẹ chúng. Nếu người mẹ vui sướng hạnh phúc, đứa trẻ sẽ ngủ
ngoan và hay cười. Nhưng nếu người mẹ lo lắng, buồn phiền, đau khổ hoặc
không muốn có con thì đứa trẻ sẽ phản ứng theo cách khác. Nó bú ít, khó
ngủ, quấy khóc nhiều, cáu bẳn, đau bụng… Mặc dù người mẹ không hề tỏ
ra điều gì khác thường khi chăm sóc bé.
Thật lạ lùng phải không? Dường như chúng ta được sinh ra đời cùng
với một món quà vô giá, đó là sự thấu cảm bẩm sinh. Và rồi món quà ấy
mai một theo thời gian. Hay chính ta đã vứt bỏ nó đi trong hành trình sống
của mình.
Như Daniel Goleman, tác giả của hai cuốn sách nổi tiếng Trí tuệ cảm
xúc và Trí tuệ xã hội đã nhắc chúng ta rằng, sự thấu cảm là một phần của trí
tuệ xã hội. Và chúng ta đang đánh mất nó. Chúng ta tưởng mình đang được
kết nối, khi friendlist trong Facebook của ai dài ra từng ngày. Nhưng cùng
lúc đó, chúng ta đang mất dần kết nối vơi nhau. Chúng ta say sưa với ảo
tưởng nắm bắt được cảm xúc của những người quen ở nơi xa xôi nào đó,
thậm chí cả người xa lạ, trong khi vô tình thờ ơ với người thân thuộc đang
ở ngay cạnh mình. Mạng lưới rộng đến nỗi một đứt gãy nhỏ ở bên cạnh
không làm ta để tâm. Nhưng chính những đứt gãy nhỏ kề cận, chứ không
phải những đứt gãy rời rạc ở xa, mới làm ta trở thành một tinh cầu cô độc.
Có vẻ như càng ngày chúng ta càng phải dựa dẫm quá nhiều vào ngôn
ngữ để có thể hiểu nhau. Khi hỏi thăm một ai đó: “Mọi chuyện sao rồi?” và
câu trả lời: “Cảm ơn. Vẫn tốt” làm chúng ta dễ dàng hài lòng đến nỗi chúng