cảm xúc của người ấy. Phía sau lời nói, phía sau biểu hiện, thậm chí phía
sau sự yên lặng.
Phải vậy không, đôi khi ta chỉ cần trở lại ngồi yên bên nhau là đủ. Đủ
để hiểu. Như ngày xưa, khi ta khởi đầu yêu.
Chúng ta thường khởi đầu tình yêu với một người khi nhận ra rằng ta
và người ấy có thể hiểu nhau mà không cần nói. Những rung động buổi đầu
trong tim ta thường không phải là ngôn ngữ. Chỉ càn nhìn vào mắt nhau,
hay thậm chí chỉ cần ở bên nhau trong cùng một bầu không khí, dường như
ta đã hiểu nhau. Và khi mối tình trở nên bền chặt hơn, ta tự hào vì người
kia chưa nói hết ý mà người này đã hiểu: tình cảm, nhu cầu chia sẻ, nỗi
buồn, niềm vui, sự lo âu… Chiếc ăngten thấu cảm trong ta thật nhạy.
Nhưng rồi, thời gian qua, một lúc nào đó bỗng dưng ta nhận ra người
này đang trách người kia rằng nếu không nói ra làm sao hiểu được. Có lẽ
khi đó tình yêu đã qua một khúc quanh.
Và cuối cùng, khi nói bao nhiêu cũng không hiểu. Càng nói càng
không hiểu.
Đó là khi ta nhận ra ngôn từ không bao giờ đủ. Có biết bao điều ta
muốn bày tỏ cho người ta yêu - những điều ta mong người ấy thấu hiểu -
những yêu thương, oán giận, xót xa, giày vò tự sâu thẳm trái tim ta - nhưng
không ngôn từ nào đủ sâu sắc, trọn vẹn lý tình, không ngữ pháp nào đủ
phức tạp để diễn tả. Từ ngữ lúc ấy thậm chí còn có bộ mặt phản trắc vì sự
đa nghĩa của chúng. Và chúng ta hiểu sai, chúng ta bị hiểu sai. Chúng ta
như đi trong rừng rậm của những ý niệm chồng chéo lên nhau. Bao nhiêu
cuộc tình đã và sẽ còn diễn ra theo cách đó? Không phải sự thấu cảm cạn
dần theo tình yêu mà là ngược lại, tình yêu cạn dần theo sự thấu cảm.
Khi ta phải viện đến từ ngữ để tìm cách hiểu nhau, thay vì nghĩ về
nhau, nắm bắt cảm xúc của nhau để hiểu nhau. Đó là khi ta nhớ đến Saint