NẾU BIẾT TRĂM NĂM LÀ HỮU HẠN - Trang 84

bậy”... Và hình ảnh đó quen thuộc với rất nhiều nền văn hóa, chứ không chỉ
ở Nhật Bản.

Nhưng điều tôi muốn kể không phải là về bức tượng đó, mà là về bạn

tôi. Sau khi nghe tôi giải thích, anh đột nhiên ngồi xuống và tâm sự nhiều
điều. Anh cần chia sẻ, cần một ý kiến, một lời động viên...

Anh cần một người có thể lắng nghe anh bộc lộ sự tức giận và phẫn

nộ. Nhưng tại sao mãi đến lúc đó anh mới nói? Thật ngạc nhiên khi tôi biết
được, rằng anh đã nghĩ tôi đặt bức tượng ấy trên kệ sách hẳn có lý do. Như
thể nó biểu thị cho một cách sống mà tôi muốn hướng tới, gạt bỏ mọi phiền
nhiễu và chỉ tìm bình an cho riêng mình. Nếu đúng như vậy, anh đã ôm mối
oán hận của mình ra về. Và có thể, với tính nóng nảy của mình, anh sẽ phải
“đánh ‘ai đó’ một trận cho hả giận”...

Tôi đã ngồi một mình rất lâu sau khi tiễn bạn ra cửa, và nhận ra một

điều, đôi khi chúng ta chỉ cách nhau có một bức tượng nhỏ xíu, hay một
câu nói bâng quơ.

Có những lúc ta nhìn cuộc sống đang diễn ra và cảm nhận nỗi sợ hãi

lớn dần lên trong mình. Sợ hãi những gì ta không thể lường được, sợ hãi
trước cái ác, những thủ đoạn mưu mô...

Đôi khi ta thấy nó không chỉ ở xa xôi đâu đó trên mặt báo, mà gần

mình đến nỗi có thể gây nên thiệt hại, mất mát và tổn thương hiển hiện về
thể xác hay tinh thần. Những lúc ấy, càng ở một mình ta càng hoang mang.
Chỉ khi tìm đến ai đó, trò chuyện, giãi bày, tâm sự, an ủi... Chỉ khi ngồi bên
nhau, chúng ta mới thấy mình đủ mạnh để tự vệ trước cái xấu.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không thể ngồi bên nhau?

Có một điều tôi rút ra được từ những cuốn truyện trinh thám, đó là nạn

nhân thường là những người đơn độc, những người bị ngăn cách với người
khác đôi khi bằng một bức tượng nhỏ xíu, hay một câu nói bâng quơ...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.