NẾU TÔI BIẾT ĐƯỢC KHI CÒN 20 - Trang 142

phép chúng ta làm điều gì đó. Một lần nữa, tôi muốn nhắc lại rằng việc đạt
được mục tiêu là trách nhiệm của bạn từ đầu đến cuối.
Những bài tập này và những bài học mà chúng mang lại đều củng cố
quan điểm rằng bạn là người có trách nhiệm cuối cùng đối với cuộc sống
của riêng mình. Dù ở thời điểm nào đi nữa, bạn cũng chẳng thể biện minh
gì khi không nỗ lực hết mình. Một ví dụ rất hay là về Chong-Moon Lee,

doanh nhân người Mỹ gốc Hàn.

[39]

Câu chuyện của ông là một trường hợp

điển hình sẵn sàng vượt qua mọi rào cản trên con đường của mình để đạt
được các mục tiêu. Ông Lee đã được đào tạo về pháp luật, kinh doanh, và
khoa học thư viện, và ai cũng nghĩ ông sẽ đảm nhận vai trò của một người
quản lý thư viện tại trường đại học. Tuy nhiên, ông lại tham gia vào việc
kinh doanh doanh dược phẩm của gia đình ông ở Hàn Quốc. Có điều về sau
quan hệ giữa các thành viên gia đình căng thẳng đến mức ông Lee đã quyết
định rời khỏi công ty. Ông đến Thung lũng Silicon bắt đầu một sự nghiệp
mới: bán hàng hóa của Mỹ sang Nhật Bản. Cuộc sống khấm phá nên ông
quyết định mua cho mỗi đứa con của mình một chiếc máy tính – một chiếc
IBM cho con trai và một chiếc Apple Iie cho con gái. Theo quan điểm
truyền thống, ông cho rừang con trai cần một chiếc máy tính “chuyên
nghiệp hơn” vì ông chuẩn bị cho con một sự nghiệp kinh doanh, còn con
gái của ông sẽ sử dụng máy tính của mình cho việc học. Nhưng hóa ra cả
hai đứa trẻ đều dành tất cả thời gian của chúng trên chiếc máy tính Apple.
Thấy được sức mạnh từ phần mềm và giao diện đồ họa của Apple, Lee rất
hứng thú với việc tạo ra một cách thức cho các máy tính cá nhân sử dụng
phần mềm của Apple. Ban đầu ông nghĩ rằng phần mềm đó có thể dễ dàng
được phát triển trong mười hai tháng – nhưng thực sự nó đã tốn đến sáu
năm. Lee đã dốc hết tất cả mọi thứ ông có vào công ty Diamond
Multimedia, chuyên sản xuất đồ họa của máy tính. Có những lúc thiếu thốn
đến nỗi ông phải ăn bắp cải mà các cửa hàng tạp hóa đã ném ra đường.
Nhưng ông vẫn giữ vững mục tiêu của mình, và sau mười bốn năm dài
Diamond Multimedia đã trở thành nhà sản xuất thiết bị tăng tốc độ đồ họa
hàng đầu tại Hoa Kỳ. Ông tin rằng sự thành công của mình xuất phát từ sự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.