tưởng xuất sắc, giúp mở rộng ranh giới các sản phẩm của Timbuk2. Nó đã
mang đến kết quả là một tập hợp những hiểu biết và ý tưởng liên tục được
làm mới.
Ngay cả khi nhóm của Perry chỉ tiến hành các bước sửa chữa cơ sở vật
chất bị hư hỏng, Timbuk2 vẫn có khả năng sẽ trở thành một công ty thành
công. Nhưng ông đã làm được hơn thế nữa bằng việc đẩy xa thêm các giới
hạn trong việc tìm kiếm những gì làm cho công ty trở nên xuất sắc.
Những người thực hiện những kỳ công xuất sắc, chẳng hạn như Chong-
Moon Lee và Perry Klebahn, thường được cho là rất cạnh tranh. Nhiều
người nghĩ rằng để họ hoàn thành được mục tiêu của mình thì những người
khác phải thua cuộc. Tuy nhiên, điều này chắc chắn không đúng. Có một sự
khác biệt đáng kể giữa tính cạnh tranh và ý chí hướng về một mục tiêu.
Cạnh tranh ngụ ý một trò chơi “được ăn cả ngã về không” mà trong đó bạn
thành công khi người khác thất bại. Còn ý chí liên quan đến việc khai thác
niềm đam mê của riêng bạn để khiến cho mọi thứ xảy ra. Rất nhiều nhà
lãnh đạo được truyền cảm hứng và thúc đẩy bởi những thành công của
những người xung quanh.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng để thành công trong một môi trường kinh
doanh, ý chí tập trung vào mục tiêu sẽ tạo ra năng suất cao hơn là cạnh
tranh, và tôi đã thiết kế một bài tập mô phỏng để làm nổi bật điểm này.
Trong bài tập tôi chia một nhóm thành sáu đội nhỏ, sau đó cho mọi người
xem năm bộ trò chơi ghép hình hoàn thành, mỗi bộ cso một trăm mảnh
ghép.
[40]
Những người tham gia được phép xem các bộ ghép hình trong
khoảng một phút, và sau đó tất cả các mảnh từ năm bộ ghép hình đó được
bỏ vào một chiếc áo gối và xáo trộn. Tôi chỉ giữ lại một vài mảnh và sau đó
phân phối ngẫu nhiên đến sáu đội. Mỗi đội cũng được trao cho 20 đồng tiền
poker để sử dụng làm tiền tệ. Các đội phải hoàn thành một bộ ghép hình
trong vòng một giờ. Khi thời gian hết sẽ là lúc tính điểm. Mỗi đội đếm số
mảnh ghép của chi tiết lớn nhất được hoàn thành của bộ ghép hình và nhận
được một điểm cho mỗi mảnh. Sau đó họ đếm số mảnh tại những khu vực