tự tin sáng tạo.”
[43]
Họ biết rằng mình có quyền – cả ngụ ý và rõ ràng – để
được thử nghiệm, thất bại, và thử lại lần nữa. Tất cả những gì chúng ta phải
công nhận là mỗi người trong chúng ta đều có quyền đó – chúng ta chỉ cần
nhận ra rằng chính chúng ta là người được phép trao quyền đó cho mình
chứ không chờ đợi một tác nhân từ bên ngoài.
Trong một hoàn cảnh khá bất ngờ, tôi đã hiểu được thông điệp rằng
mỗi chúng ta là người quyết định cách chúng ta nhìn vào thế giới. Một vài
năm trước, tôi đến một lớp học viết sáng tạo, ở đó giáo sư đã yêu cầu chúng
tôi mô tả cùng một cảnh hai lần, đầu tiên là từ quan điểm của một người
mới yêu, và thứ hai là từ góc nhìn của một người vừa bị mất một đứa con
trong chiến tranh. Bài tập đơn giản này cho thấy việc nhìn vào thế giới như
thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào trạng thái cảm xúc của bạn. Khi tôi tưởng
tượng mình đang đi bộ qua một thành phố đông đúc trong trạng thái hạnh
phúc, tâm trí của tôi tập trung vào cả màu sắc lẫn âm thanh, và lăng kính
quan sát thế giới của tôi rộng mở. Nhưng khi đi dạo qua một cảnh tương tự
trong trạng thái chán nản, mọi thứ đều trông xám xịt và tất cả các khiếm
khuyết hiện ra, chẳng hạn như những vết nứt trên vỉa hè cũng đập vào mắt
tôi. Tôi không thể nhìn xa hơn bước chân mình, và thành phố dường như
cũng chán nản chứ không hề hào hứng. Tôi tìm thấy những gì mình đã viết
cho bài tập đó gần một chục năm trước.
Linda nghiêng người ra sau để chiêm ngưỡng những bó hoa màu hồng
đào cô vừa mới mua. Tâm trí cô hứng khởi tung bay từ những bông hoa đến
mùi thơm tuyệt vời của bánh mì tươi phía cửa hàng bánh bên cạnh. Đứng
bên hông lối vào là một nghệ sĩ xiếc nghiệp dư. Trong bộ trang phục màu
sắc sặc sỡ của mình, anh đã làm cho những khán giả trẻ em cười khúc
khích mỗi lần anh tạo ra một trò vui. Linda đứng xem một vài phút và cũng
thấy mình khúc khích cười như các em nhỏ. Anh kết thúc màn biểu diễn của
mình với một cái cúi đầu chào Linda. Cô cúi đầu chào lại, và tặng cho anh
một bông hồng.