so tài. Sản phẩm mới này được hình thành dựa trên sự tập trung cao độ vào
việc tìm kiếm nhu cầu, phát hiện ra một vấn đề rõ ràng, và biến nó thành cơ
hội.
Trong khóa học của mình, tôi sử dụng một nghiên cứu về Cirque du
Soleil
[10]
(Rạp xiếc mặt trời) để trao cho học trò một cơ hội rèn giũa kỹ
năng thách thức các giả định truyền thống. Hậu trường của vấn đề là ở thập
niên 80 của thế kỷ XX khi ngành xiếc đang gặp khó khăn. Người ta trở nên
nhàm chán và có thể đoán trước được các vở diễn nên số lượng khán giả
đến rạp xiếc giảm đi. Đồng thời việc đối xử với động vật trong rạp xiếc
cũng đang bị công kích. Dường như đó không thể là thời điểm tốt để thành
lập một rạp xiếc mới, nhưng đó lại chính là điều mà Guy Laliberté, một
diễn viên đường phố, quyết định làm. Guy tạo dựng Cirque du Soleil bằng
việc thách thức tất cả những giả định về một rạp xiếc đúng nghĩa. Và vì thế
Guy đã biến một vấn đề - một ngành công nghiệp giải trí đang chết dần –
thành một cơ hội.
Sau khi chiếu một số đoạn trong bộ phim của Max Brothers năm 1939 –
At the Circus (Ở rạp xiếc), tôi yêu cầu các sinh viên nói ra tất cả những giả
định về một rạp xiếc truyền thống: một cái lều to, có thú vật, vé rẻ tiền,
những người rao bán đồ lưu niệm, nhiều hoạt cảnh được trình diễn cùng
lúc, nhạc rộn ràng, những chú hề, bắp rang bơ, những người đàn ông lực
lưỡng, những chiếc vòng lửa, v.v... Sau đó tôi yêu cầu họ đảo ngược tất cả
mọi thứ, tưởng tượng mỗi thứ trong rạp xiếc trái ngược hoàn toàn với
những gì họ nghĩ ban đầu. Ví dụ, danh sách mới sẽ bao gồm: một chiếc lều
nhỏ, không có thú vật nào cả, ghế ngồi đắt tiền, không có ai bán hàng lưu
niệm, ở một thời điểm chỉ trình diễn một hoạt cảnh, nhạc tinh tế, và không
có chú hề hay bắp rang bơ. Sau đó các sinh viên chọn ra những thứ họ
muốn giữ lại từ rạp xiếc truyền thống và những thứ họ muốn thay đổi. Kết
quả là một thế hệ rạp xiếc hoàn toàn mới, đúng kiểu Cirque du Soleil. Sau
đó tôi chiếu trong lớp các đoạn phim từ những cuộc biểu diễn gần đây nhất
để sinh viên thấy được tác động của những thay đổi này. Khi đã làm bài tập
này với ngành xiếc, chúng ta cũng có thể áp dụng tương tự vào những