NGÀI ĐẠI TÁ CHỜ THƯ - Trang 12

hai cách viết. Một cách viết theo bút pháp hiện thực nghiêm ngặt trong đó
nổi bật lên lối dùng ngôn ngữ khúc triết, trong sáng, mộc mạc – một lối viết
rất gần với văn phong báo chí, như Bão lá (La Hojarasca, 1955), Ngài đại
tá chờ thư
(El coronel no tiene quien le escribe, 1961), Giờ xấu (La mala
hora, 1962). Đối lập với cách viết trên là cách viết theo bút pháp “hiện
thực huyền ảo” được bộc lộ bằng những đặc điểm sau đây:

G. Garcia Mácquez đã đưa vào tác phẩm của ông những hiện tượng

thuộc đời sống ý thức còn ở trình độ trực quan, tiền lôgic của dân chúng
bao gồm truyền thuyết, huyền thoại, niềm tin tôn giáo và cả những hiện
tượng mang màu sắc thần giao cách cảm. Theo ông, đây là những mặt có
thật của thực tại Mỹ Latinh và chúng đòi hỏi phải có mặt trong tác phẩm.
Mặt khác, những hiện tượng này, khi đã vào tác phẩm, ngoài ý nghĩa nội
dung chúng còn có giá trị như những thủ pháp nghệ thuật.

Trong cách dẫn truyện của mình, G. Garcia Mácquez luôn luôn kết hợp

cảm quan của người nghệ sĩ với sức tưởng tượng và rung động của người
đọc. Cảm quan của người nghệ sĩ trước đời sống thực tại dẫn tới tưởng
tượng và hư cấu những biểu tượng có sức gợi cảm mãnh liệt. Mặt khác, tác
giả luôn luôn để độc giả tự liên hệ và tưởng tượng, ông chỉ kể chuyện một
cách đơn giản, không miêu tả, không tô vẽ. Đây chính là mặt mạnh của
nghệ thuật kể chuyện dân gian mà G. Garcia Mácquez tiếp thụ và nâng
cao.

G. Garcia Mácquez kết hợp thời – không gian thực tại với thời – không

gian tâm lý tạo thành thời – không gian đa tuyến làm cơ sở cho kỹ thuật tự
sự nhiều người kể, và cấu trúc nhiều tầng nhiều lớp của tác phẩm, khiến
cho tác phẩm tuy có một số trang không đáng kể nhưng dung lượng phản
ánh thực tại của nó lại rất lớn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.