Toàn bộ sáng tác của G. Garcia Mácquez đều xoay quanh chủ đề: Cái cô
đơn. Ông nói: Trên thực tế mỗi nhà văn chỉ viết có một cuốn sách. Cuốn
sách mà tôi đang viết là cuốn sách nói về cái cô đơn
.
Trong tác phẩm của ông cái cô đơn được biểu hiện như là mặt trái của
sự đoàn kết, như là sự tách mình khỏi cộng đồng xã hội của con người, hay
nói khác đi, đó là những biểu hiện khác nhau của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ
của con người trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Đó là những “típ” người đã
bị tha hóa xuống hạng người-thú, người-công cụ – những loại người ở
dưới mức Người. Mặt khác, trong khi phê phán xã hội tư bản phụ thuộc của
các nước Mỹ Latinh, G. Garcia Mácquez cũng đã báo hiệu sự ra đời tất
yếu của xã hội mới với con người theo kiểu của nó mà trong thời đại chúng
ta thì các xã hội mới với con người theo kiểu của nó không thể nào khác
hơn là xã hội chủ nghĩa và con người mới xã hội chủ nghĩa. Cho nên có thể
nói từ tầm cao của sự phát triển lịch sử – cái tầm cao ấy chỉ có thể có được
nhờ Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại và sự ra đời và phát triển ngày
càng mạnh mẽ của cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa – và qua việc phê
phán chủ nghĩa cá nhân ích kỷ của con người trong xã hội tư bản chủ
nghĩa G. Garcia Mácquez đã bộc lộ hoàn toàn rõ ràng cảm quan của ông
về cái ngày khải huyền của xã hội chậm phát triển và trì trệ, một xã hội
đang sụp đổ và chính trong quá trình sụp đổ này, xã hội mới với kiểu người
thích hợp với nó đang ra đời. Đó chính là nội dung mỹ học-chính trị của
tác phẩm văn học của G. Garcia Mácquez. Đó cũng là đóng góp to lớn của
ông vào nội dung mỹ học-chính trị của tiểu thuyết Mỹ Latinh ngày nay –
cái mà có nhà nghiên cứu Xô-viết gọi là Triết lý lịch sử của tiểu thuyết Mỹ
Latinh.
G. Garcia Mácquez cũng góp phần to lớn vào việc cách tân kỹ thuật tiểu
thuyết Mỹ Latinh bằng chính bút pháp phong phú và đa dạng của ông.
Người ta có thể nhận thấy trong tác phẩm văn học của G. Garcia Mácquez