món ăn đặc sản của nhà bếp Gôtich. Ngay từ sáng sớm, ông chăm nom,
giúp đỡ các khách trọ ở từng tầng một, và ông là một trong những người
cần cù nhất chưa bao giờ tôi được biết, với một tấm lòng hào hiệp không tự
nguyện và một tình âu yếm chát chúa của những người dân Catalăng. Ông
nói rất ít nhưng cách nói của ông là thẳng thắn và sáng tỏ. Khi nào rỗi rãi
không có việc làm, ông lẩm bẩm những câu cầu khấn cho trận bóng đá mà
rất ít khi có chung cục.
Ngày hôm ấy, trong lúc ông neo buộc cho chắc chắn các cửa ra vào và
cửa sổ, trước lúc thảm họa xảy ra, ông nói với chúng tôi về cơn gió bấc cứ
như thể đó là một mụ đàn bà khó tính nhưng nếu thiếu nó thì cuộc sống của
ông trở nên vô nghĩa. Tôi lấy làm ngạc nhiên thấy rằng một người đàn ông
vùng biển mà lại thần phục và sủng ái như vậy đối với một thứ gió trong
đất liền.
- Bởi vì thứ gió này là cổ xưa nhất – Ông nói.
Người ta có cảm giác rằng năm tháng của ông không được tính theo
ngày, theo tháng mà theo con số những lần cơn gió bấc thổi về. “Năm
ngoái, ba ngày sau con gió bấc lần thứ hai, tôi bị đau bụng”, có lần ông bảo
tôi vậy. Điều đó có lẽ giải thích rõ niềm tin của ông cho rằng sau mỗi lần
cơn gió bấc về, người ta có thể sống thêm vài tuổi nữa. Đó chính là nỗi ám
ảnh của ông đã từng lây sang bố con tôi nỗi khao khát được làm quen với
gió bấc y như thể một chuyến viếng thăm nguy hiểm chết người nhưng lại
thích thú.
Không cần phải đợi lâu. Người gác cổng hầu như vừa mới ra về, người ta
nghe thấy một tiếng gió rít ngày một mạnh và chói tai để rồi cuối cùng nổ
tung thành một tiếng sấm làm rung chuyển đất. Thế là bắt đầu cơn gió bấc.
Thoạt đầu gió còn thổi từng chập từng chập, lúc đầu thưa thớt sau ngày
càng dồn dập cho đến khi một chập ấy được kéo dài nguyên vẹn, không