khiển nổi đành chịu thả lỏng để cuối cùng trở thành một cuộc dạ hội của tất
cả mọi người.
Lần này gia đình tường Pêtrôniô San Rôman đến thị trấn bằng con tàu
hành lễ của Quốc hội; con tàu đậu lại bến từ hôm đến cho đến khi tiệc cưới
chấm dứt. Cùng đi với tướng Petrôniô có nhiều nhân vật lỗi lạc, và tất cả
đều không ngờ có sự huyên náo đến như thế ở nhiều khuôn mặt chưa quen.
Họ mang theo nhiều tặng phẩm, có lẽ cần phải khôi phục lại ngôi nhà trước
là nhà máy điện đầu tiên ở đây, nay bỏ hoang mới đủ trưng bày những thứ
đáng chiêm ngưỡng thôi, còn những thứ khác người ta đem khuân luôn vào
ngôi nhà cũ của ông góa Xiúts đã trang hoàng đầy đủ để đón nhận đôi vợ
chồng mới cưới. Họ tặng chú rể một chiếc ôtô mui gập có khắc tên anh ta
bằng loại chữ Gô-tích ngay dưới nhãn hiệu của xưởng sản xuất. Còn cô dâu
được tặng một hộp đựng bộ đồ ăn bằng vàng ròng, đủ mời hai mươi bốn
người khách. Họ còn mang theo cả đội vũ nữ và hai ban nhạc vanx để cùng
họa với đoàn nhạc địa phương. Ngoài ra rất nhiều tay đàn phong cầm cũng
đến góp vào tiếng ầm ĩ của đám cưới.
Gia đình Vicariô ở trong một căn nhà bé, tường gạch, mái lá có cuốn hai
cửa sổ nhỏ để chim nhạn đến đẻ trứng vào cữ tháng Giêng. Trên nền đất
trước cửa rải rác nhiều bụi hoa. Có một số chiếc sân rộng thả gà vịt, trên
trồng một số cây ăn quả. Đằng cuối sân hai anh em sinh đôi xây một
chuồng lợn, có bày một tảng đá để mổ lợn và bàn mổ, đó là nguồn thu nhập
lớn của gia đình từ khi Pôsiô Vicariô bị mù. Công việc làm ăn này do Pêđrô
Vicariô khởi xướng, nhưng đến lúc anh ta đi làm nghĩa vụ quân sự, người
anh em sinh đôi ở lại nhà cũng học mổ lợn như anh.
Căn nhà không rộng chỉ đủ ở. Vì vậy hai cô gái lớn định mướn một căn
nhà khi biết được tầm cỡ của đám cưới. Anhêla Vicariô kể với tôi: “Anh
không thể tưởng tượng được, hai chị tôi đã nghĩ đến mượn tạm nhà của
Plasiđa Linêrô, nhưng may thay cha mẹ tôi vẫn kiên quyết giữ ý định từ