tay. Và kế cả nếu có bị khống chế, bị bắt cởi bỏ quần áo trước mặt
người khác hay ăn cắp đồ ở siêu thị, chẳng phải hắn ta đều có thể làm
được hay sao? Liệu có phải khi mất đi khả năng nhận thức, hắn ta đã
dùng tới mạch suy nghĩ để tiếp nhận “mệnh lệnh” và thực hiện những
hành động bất thường là bắt chuyện và dẫn cô bé đi không?
Thế nhưng bản thân hắn ta lại khó mà hoảng sợ cho được. Ý thức
theo đó bị chia tách làm hai: Bản thân bước đi phía đằng sau lại nhìn
thấy chính mình thuở nhỏ đang đi cùng với cô bé kia. Ngay cả cái thái
độ “chuyện của người khác” cũng thường xuyên xuất hiện trong tâm
trí hắn ta mỗi khi phải chịu đựng quá đủ những thứ như là bị bắt nạt
hay cảm thấy sống là đau khổ, những lúc ấy hắn ta sẽ ép bản thân phải
nghĩ rằng đó dường như là chuyện của người khác, chứ không phải
của mình. Hiện tượng này cũng được hình thành như một mô hình chí
mạng trong tiềm thức nhằm giúp hắn ta không bị quấy rầy, cũng
không phải vất vả trên bước đường tìm về miền đất chứa đựng hạnh
phúc của tuổi thơ. Phán đoán từ lời khai của hắn ta lúc ấy, thì có lẽ từ
người đang đứng đằng sau quan sát sự việc, hắn ta đã trở thành người
đi bên cạnh cô bé ấy. Bởi vì nếu có thể vượt qua được chướng ngại
tâm lý và không lo ngại về cái nhìn của mọi người xung quanh mà
cướp lấy cô bé, thì một người nhút nhát như hắn cũng có thể làm
được, chứ không cần mượn tới tay kẻ khác.
Và rồi cô bé khóc. Hắn ta bỗng có cảm giác bị phản bội. Tại đó, hắn
ta đã bị đám Người Chuột bao vây, và như đã nói, chính điều này làm
cho thế giới tuổi thơ của hắn ta sụp đổ; nhưng đồng thời, chuyện cô bé
khóc khiến hắn ta cảm nhận được nỗi sợ hãi mà bản thân không thể
nào tiếp nhận, nỗi sợ bị tổn thương, đồng thời cũng là nỗi sợ buộc hắn
phải dập tắt tiếng khóc của cô bé. Nỗi sợ hãi ấy có liên hệ với bọn
Người Chuột kia. Phải làm gì với bọn Người Chuột vừa mới xuất hiện
ấy? Trước tiên bằng mọi giá phải giải quyết trạng thái bất an và nỗi sợ
hãi này. Phải làm cho cô bé im lặng. Tôi chỉ hiểu được tới đây. Thế tại