NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 165

188

189

bằng Cổn Miện, và mặc dù ngày thường thế
lực của chúa Trịnh có lấn át vua Lê, song
vào lễ tế Giao, lễ tế thiêng liêng bậc nhất đối
với các triều đại phong kiến - quân chủ, uy
quyền của vua Lê vẫn là lớn nhất. Hay nói
như Cương mục: “Nhà Lê từ thời Trung Hưng
về sau, kiếm Thái A nắm ngược, kẻ dưới lấn
quyền, người trên thất thế, từ đây về sau, lễ
nghĩa vua tôi mất sạch. Duy có lễ Nam Giao
tế trời là danh phận tôn ti vẫn còn […] Đây là
lễ tôn nghiêm nhất, long trọng nhất.”

(1)

Đối với Lễ phục tế Giao của vua Lê chúa

Trịnh, Loại chí ghi nhận: “Từ thời Trung

Hưng về sau, vào các buổi đại lễ như lên ngôi, tiến tôn, ban chiếu, hoàng
thượng đều đội mũ Xung Thiên, mặc Hoàng bào, đeo đai ngọc. Lễ tế Giao
mặc áo mũ màu huyền (đen huyền), đến nhà Đại Thứ thay áo, lại đội mũ
Xung Thiên, mặc Hoàng bào đúng như nghi
lễ […] Chúa thượng vào các dịp đại lễ như tế
Giao, tiến tôn, mặc áo bào tía (tử bào), đội mũ
Xung Thiên, đeo đai ngọc.”

(2)

Cương mục cũng

ghi nhận: “Vua mặc Huyền bào, cùng với đoàn
Lỗ bộ, Pháp giá, Nhã nhạc từ cửa Đại Hưng

(cửa Nam thành)

đi ra, đến điện Canh Phục ở ngoài

đàn tế thì đội mũ Xung Thiên, mặc Hoàng bào,
thắt đai ngọc, đến điện Chiêu Sự hành lễ. Chúa
Trịnh và bá quan văn võ theo hầu lễ bái theo
nghi thức

(3)

.

Qua nhận định của Loại chíCương

mục, có thể thấy vua Lê, chúa Trịnh vào các dịp đại lễ như lễ tế Giao,

制。子曰服周之冕。真萬世之法式也
1. (Việt) Cương mục - Q.32. Nguyên văn: 夫黎自中興以後,太阿倒持,下陵上替,厥有自來,君臣之
禮蕩然矣。惟南郊祀天,尊卑之分尚在[…]至尊至重之禮也
2. (Việt) Loại chí - Lễ nghi chí – Quan gia quan phục chi chế. Nguyên văn: 中興以後,皇上即位進尊頒詔
諸大禮,並御衝天冠,黃袍玉帶。郊天禮御玄色冠袍,至更服大次,御衝天冠,黃袍玉帶如儀[…]
王上謁郊、進尊諸大禮服紫袍、衝天冠、玉帶
3. (Việt) Cương mục - Q.32. Nguyên văn: 遞年或初一或初二[…]至日帝御玄袍,備鹵簿、法駕、雅樂
由大興門

都城南門

出,至壇外,更服殿御衝天冠、黃袍、玉帶,詣昭事殿庭行禮。鄭王及文武百官扈

從,陪拜如儀

y quan phẩm phục là năm 1661 và năm 1721 diễn ra vào thời vua Lê Thần
Tông và vua Lê Dụ Tông. Trong đó, quy chế năm 1661 phần lớn kế thừa
quy chế năm 1500 thời vua Lê Hiến Tông. Năm 1718, tham tụng Nguyễn
Công Hãng sang nhà Thanh tìm điển chương cũ của nhà Minh về định lại
chế độ y phục. Kể từ năm 1721, áo mũ của triều đình nước Việt nói chung,
triều đình nhà Lê nói riêng, chịu ảnh hưởng khá lớn từ quy chế áo mũ của
Trung Quốc giai đoạn cuối Minh đầu Thanh.

1. Hoa văn rồng thêu trên ngực Long bào của vua Minh Vạn Lịch, khai quật tại Định Lăng, Bắc

Kinh; 2. Khăn phủ mặt vua Lê Dụ Tông (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam); 3. Khăn phủ mặt của vua

Minh (The Metropolitan Museum of Art, New York).

I. TRANG PHỤC VUA, CHÚA

1. Triều phục
Thời Trung Hưng, vua Lê chỉ được coi là biểu tượng vương quyền

của dòng dõi đế vương, chỉ có hư vị, không có thực quyền. Không ít quy
chế lễ nghi dành cho thiên tử thời Lê sơ dần bị loại bỏ. Trong đó, các
vua Lê Trung Hưng áp dụng Thường phục của vua Lê sơ làm Lễ phục và
Triều phục, phế bỏ quy chế Cổn Miện trong dịp tế Giao. Điều này tuy
bề ngoài chỉ là sự thay đổi về áo mũ, song thực chất là sự thay đổi về tư
tưởng cũng như tư thái của đế vương. Chính Phan Huy Chú nhận định:
“Từ thời Trung Hưng về sau, vào các dịp đại lễ, hoàng thượng chỉ đội mũ
Xung Thiên. Trộm nghĩ […] kiểu dáng mũ Xung Thiên so với mũ Phốc
Đầu không quá khác biệt. Văn sức không đầy đủ thì thể cách không tôn
nghiêm. Bậc vương giả đặt định lễ nghi thì phải khôi phục quy chế Cổn
Miện. Khổng Tử nói mặc Cổn Miện của nhà Chu. Thực là phép thức cho
muôn đời vậy.”

(1)

Mặc dù Triều phục Xung Thiên không đủ tôn nghiêm

1. (Việt) Loại chí - Lễ nghi chí - Quan gia quan phục chi chế. Nguyên văn: 中興以來,皇上御大禮惟服
衝天冠。窃以[…]衝天冠之樣與幞頭無甚相別。文飾莫備,体格不尊。王者講定礼儀,正當首復冕

Vua Lê (S.Baron, 1683. Tư liệu

các công ty Đông Ấn).

Tượng quốc công Trịnh Tùng

(trinhtocgiapha.com).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.