NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 166

190

191

chúa Trịnh Sâm năm 1777: “Vâng xét theo Chu Lễ,
khi tế trời mặc Cổn Miện, các đời Hán, Đường, Tống,
Minh, Thanh khi tế Giao và Thái Miếu đều dùng Cổn
Miện, chỉ có ngày kị thì hôm ấy đổi áo để tỏ lòng hiếu
mộ. Nay xin tham khảo phỏng theo, cứ hằng năm
đến lễ Trừ tịch yết điện Kính Thiên và các lễ kính cáo
ngày thường thì dùng sa đoạn Bắc, màu thiên thanh

(màu huyền)

, thêu kiểu Long vân đại hội. Lễ sinh nhật

các tiên vương ở Thái Miếu thì dùng sa đoạn Bắc,
màu nguyên thanh

(màu xanh đen)

, thêu kim tuyến; lễ kị

nhật dùng sa đoạn Bắc, màu thiên thanh, thêu kim
tuyến; chỉ có lễ kị nhật của Hy tổ

(Trịnh Cương)

dùng vải

Thanh Cát màu quỳ, lễ sinh nhật tiên thánh vương
Nghị tổ

(Trịnh Doanh)

thì dùng vải Thanh Cát màu vi

minh

(hơi sáng)

, còn lễ kị nhật vẫn dùng vải thâm để

hợp sự nghi.”

(1)

1. Long bào của vua Lê Dụ Tông (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Ảnh: Trịnh Bách); 2. Tạng bào thời

Thanh (Chức Tú Trân Phẩm); 3. Mãng bào của Tần Lương Ngọc (1574-1648) (Bảo tàng Trùng

Khánh); 4. Mãng bào cuối thời Minh (Bảo tàng Tơ lụa Hàng Châu).

1. (Việt) Loại chí - Lễ nghi chí - Quan gia quan phục chi chế. Nguyên văn: 奉按周禮,祀昊天服袞冕。漢
唐宋明清有事郊廟並用袞冕,惟忌辰在禮,是日變服以申孝慕。玆奉參酌,倣遞年除夕御謁敬天殿及
常時敬告禮用北紗緞,天青色,摹手龍雲大會。奉太廟列先王生辰禮用北紗緞,元青色,金線。忌辰禮
用北紗緞,天青色即玄色,金線。惟奉僖祖忌辰禮用青吉布葵色,奉先聖王毅祖生辰禮用青吉布稍明
色。忌禮仍用緇布以合事宜.

Nhà Thanh phế bỏ Cổn Miện, đình thần tấu lời này đã lầm.

lễ đăng cơ, tiến tôn, ban chiếu sắc v.v.
đều đội mũ Xung Thiên kết hợp với áo
bào. Lễ phục của chúa Trịnh nhìn chung
tương tự vua Lê, chỉ lấy phục sắc màu tía
để phân biệt với vua. Ngoài ra, riêng trang
phục tế Giao, trước khi tới nhà Đại Thứ
thay Hoàng bào, vua Lê mặc áo mũ màu
huyền trên dọc đường đi từ cửa Đại Hưng
ra. Màu huyền chính là màu áo tế trời,
tương tự màu áo Cổn theo quy chế cổ.

Những tấm Hoàng bào của vua Lê

Dụ Tông (1679-1731) được khai quật vào
năm 1958 là những hiện vật hy hữu, đem
lại cái nhìn chân thực về diện mạo trang
phục của vua Lê, chúa Trịnh thời kỳ này.
Qua so sánh đối chiếu một số hiện vật, có

thể nhận thấy kiểu cách trang trí rồng mây, sóng nước trên tấm Long
bào của vua Lê Dụ Tông hết sức gần gụi với những tấm Long bào, Mãng
bào của Trung Quốc có niên đại cuối Minh đầu Thanh. Điều này thực ra
không khó lý giải, bởi lẽ triều Lê Trung Hưng tương đương với thời Minh
mạt Thanh sơ. Cuộc thay triều đổi đại giữa nhà Minh và nhà Thanh diễn
ra năm 1644, trong khi năm 1718,
tham tụng Nguyễn Công Hãng đi sứ
Trung Quốc, “phỏng tìm điển hiến
cũ của nhà Minh, về nước đặt định
ra phẩm phục.”

(1)

Còn bào phục của

chúa Trịnh, sớm nhất là năm 1777
mới chuẩn theo tấu nghị của đình
thần sử dụng loại áo thêu kiểu Long
vân đại hội
tương tự như áo bào của
vua Lê. Chúng ta biết được điều này
qua lời khải bẩm của đình thần với

1. (Việt) Vũ trung tùy bút - Quyển thượng - Quan lễ. Nguyên văn: 康熙二十一年,阮相公沆北使訪求故明
典憲,回國典定章服.

Vũ trung tùy bút chép là năm Khang Hy thứ 21 tức 1682 lúc này ông Nguyễn Công

Hãng mới 2 tuổi, chúng tôi dựa theo Cương mục (Q.35) đổi thành năm Khang Hy thứ 57 tức năm 1718.

Tranh chân dung tướng Phạm Tu,

Đình Ngoại xã Thanh Liệt, Hà Nội

và tượng vua Lê Thần Tông chùa

Mật Sơn, Thanh Hóa. Ảnh: TQĐ).

An Nam quốc vương chí Tị thử sơn trang

in trong Thập toàn phu tảo đồ sách, vẽ

cảnh vua Thanh ban áo mũ cho vua Lê

Chiêu Thống cùng một số cận thần. Vua

Lê Chiêu Thống trong tranh đội mũ Xung

Thiên, mặc Hoàng bào.

Phục dựng Triều phục

của vua Lê Dụ Tông.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.