NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 168

194

195

ngoài nghĩa màu xanh còn có
nghĩa màu đen

(1)

. Tại phần

Tang biện trong Vũ trung tùy
bút
, Phạm Đình Hổ ghi: “Áo
Thanh Cát, hơi giảm sắc hỏa
minh, gọi là màu sừng, cũng
tức là màu quỳ, nhưng hơi
khác một chút.”

(2)

Như vậy,

với tư liệu hiện có, chúng tôi
cho rằng Thanh Cát vốn là
một loại vải cát, sau khi trải qua các công đoạn nhuộm màu, gia keo,
đập nện, phơi khô thì có màu xanh đen. Ngoài ra, loại vải này còn được
nhuộm thành các màu hỏa minh, vi minh và màu quỳ. Trong đó, màu
quỳ còn được gọi là màu sừng, màu hỏa minh và màu vi minh cũng tương
tự màu sừng, song màu sắc sáng hơn. Phan Huy Chú chỉ cho biết màu
áo tế của chúa Trịnh, không cho biết màu áo của vua Lê. Dựa vào tính
chất tế lễ, có thể đoán rằng, áo tế của vua Lê phải là loại áo sẫm màu, gần
với màu xanh đen, tương tự như bộ Huyền bào ông sử dụng khi tế Giao.
Riêng kiểu áo Thanh Cát, chúng tôi cho rằng loại áo này có kiểu giao lĩnh,
bởi như Lê Quý Đôn cho biết, đây là loại áo quan lại và dân thường thời
Lê đều mặc, đồng thời còn nói: “Lễ phục dùng áo trực lĩnh

(là tên gọi khác của

áo giao lĩnh)

ống tay dài, hoặc may bằng vải Thanh Cát, hoặc vải thâm, hoặc

vải trắng tùy nghi.”

(3)

3. Thường phục
Phan Huy Chú cho biết: “Từ thời Trung Hưng về sau, hoàng thượng

[…] Thường phục đội mũ Tam Sơn, mặc áo có các màu xanh, màu huyền
[…] Chúa thượng […] thị chính, triều hội, tiếp kiến quần thần đều đội
mũ Tam Sơn, áo màu tía.”

(4)

1. Cổ đại Hán ngữ từ điển. Tr.1251. Các từ thanh ti, tơ xanh, tóc xanh, thực chất chỉ mái tóc đen; thanh lại,
thanh nhãn
với nghĩa mắt xanh, thực chất là mắt đen; thanh sam, thanh y là áo xanh, trên thực tế là áo màu
đen v.v. Vào thời Lý, Nguyễn Công Bật từng ca ngợi vua Lý Nhân Tông “Mâu trừng nhi thanh bạch phân
minh” (mắt trong mà “xanh” trắng rõ ràng), từ ‘thanh bạch’ (xanh - trắng) ở đây phải được hiểu là ‘đen trắng’.
2. (Việt) Vũ trung tùy bút - Quyển hạ - Tang biện. Nguyên văn: 惟服青吉衣,略減火明色,稱爲角色,
蓋即葵色之制而稍異之也
3. (Việt) Phủ biên tạp lục - Phong tục. Nguyên văn :礼服用直領長袖衣,或青吉布,或緇布,或白布隨

4. (Việt) Loại chí - Lễ nghi chí - Quan gia quan phục chi chế. Nguyên văn: 中興以後,皇上[…]常朝服三
山帽,青玄各色服[…]王上[…]視政、朝會、燕見,並用三山帽、紫色服

ngắn để phân biệt.

(1)

Tuy nhiên,

áo Thanh Cát không chỉ có một
màu đơn nhất, chính Phan Huy
Chú, Lê Quý Đôn và cả Phạm
Đình Hổ đều nhất trí nhận định
loại áo này có ba màu là màu hỏa
minh, màu vi minh và màu quỳ.
Riêng Phạm Đình Hổ còn nói rõ,
“theo lệ cũ, áo Thanh Cát coi màu
hỏa minh là hơn cả, màu vi minh

kém hơn, người thấp kém dùng màu quỳ, tục gọi là áo màu sừng. Nếu
gặp quốc tang thì vương công khanh sĩ đều mặc màu quỳ. Bây giờ không
cứ người sang người hèn đều mặc màu quỳ cả, còn màu hỏa minh và
màu vi minh thì cho là quê kệch, không dùng nữa.”

(2)

Có điều dường như

chính Phạm Đình Hổ cũng mâu thuẫn với cách hiểu của mình, bởi trong
Nhật dụng thường đàm, ông giải thích Thanh Cát là áo đen

(3)

.

Thứ nhất, phải khẳng định rằng, vải cát đã được người Việt chế tạo

và sử dụng từ rất sớm. Ngay từ thời Đông Hán (25-220), sách Dị vật chí
của Dương Phu đã cho biết: “Cây chuối, lá to như chiếu, thân như khoai,
đem đun lên thì như tơ, có thể xe sợi dệt vải, phụ nữ dệt thành loại vải hy

(vải mịn, sợi nhỏ)

, khích

(vải thô, sợi to),

nay là vải cát của Giao Chỉ.

(4)

Sách Nam

Việt Chí của Thẩm Hoài Viễn (~285) cho biết: “Vải chuối có ba loại là vải
chuối, vải trúc và vải cát, tuy thô mịn khác nhau, nhưng đều cùng một
nguồn mà tên gọi khác biệt.”

(5)

Vào thế kỷ XV, An Nam chí nguyên cũng

cho biết: “Hai thứ gai và tơ chuối, có thể chắp lại làm vải, mịn như lụa
nõn, rất hợp mặc vào mùa hè.”

(6)

Thứ hai, trong tiếng Hán cổ, chữ “thanh”

1. (Việt) Vân Đài loại ngữ - Q.5 - Phẩm vật. Tr.21. Nguyên văn: 南國俗以布染藍靛,次染禹,餘糧加
膠少許,杵搗晒乾,謂之青吉衣。有火明色、微明色、葵色三次。無問官民貴賤皆通服,惟以長短
為別。

(Việt) Loại chí - Lễ nghi chí - Bá quan chương phục chi chế. Nguyên văn: 舊俗用布染藍靛,次染

禹,餘糧少加膠,杵搗晒乾,謂之青吉衣
2. (Việt) Vũ trung tùy bút - Quyển thượng - Y phục. Nguyên văn: 舊例青吉衣以火明為上,微明次之,賤
者用葵色 名襖味角夌 又次之。倘遇國恤則王公卿士皆服葵色。近來不拘貴賤皆以葵色為尚,而火
明、微明委為樸魯而不用矣
3. (Việt) Nhật dụng thường đàm. Tr.63.
4. (Trung) Dị vật chí. Dẫn theo Tề dân yếu thuật trục tự sách dẫn. Tr.179. Nguyên văn: 芭蕉,葉如大筵席。
其莖如芋,取濩而煮之則如絲,可紡績,女工以爲絺綌,則今交阯葛也
5. (Trung) Nam Việt chí. Nguyên văn: 蕉布之品有三,有蕉布,有竹子布,又有葛焉。雖精粗之殊,皆
同出而異名

Vải chuối cũng được dùng làm kimono của người Nhật.

6. (Trung) An Nam chí nguyên - Q.2 - Thổ sản. Nguyên văn: 麻蕉二物則可緝而為布細如羅紈,尤宜暑服

Tấm long bào thứ ba của vua Lê Dụ Tông có kiểu

giao lĩnh là loại áo vua mặc vào ngày thường.

Chân dung chúa Trịnh Giang, Trịnh Sâm và Trịnh Bồng

(Gia phả họ Trịnh).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.