198
199
vua Lê, chúa Trịnh thường đội một loại mũ thân tròn, đỉnh phẳng, trán
mũ sức trang sức bằng vàng. Theo mô tả của Phạm Đình Hổ, loại mũ này
“dạng tròn, đỉnh phẳng, dệt bằng lông đuôi ngựa, lại nạm vàng sức lên
trán mũ để phân biệt đẳng cấp, là loại mũ vua Lê, chúa Trịnh đội những
khi nhàn hạ, hoàng tử và vương tử thường đội khi vào hầu thị sự.”
(1)
Về áo mặc, kết hợp một số pho tượng thời Lê Trung Hưng với
các hình vẽ trong Chu ấn thuyền hội quyển, có thể thấy vào ngày
thường, thậm chí vào những buổi thiết Thường triều, lối trang phục
áo cổ tròn mặc lót trong, áo giao lĩnh mặc khoác ngoài khá thịnh
hành. Đây cũng là hai dạng trang phục phổ biến vào thời Lê.
QUY ĐỊNH VỀ TRANG PHỤC CỦA VUA LÊ CHÚA TRỊNH
(theo Loại chí)
Vua Lê
Chúa Trịnh
Mũ
Áo
Mũ
Áo
Lễ tế Giao, tiến tôn,
ban chiếu
Xung Thiên
Hoàng bào,
đai ngọc
(tế Giao:
Huyền bào)
Xung
Thiên
Tử bào,
đai ngọc
Ngày kị ở Thái Miếu
Bình Đính
Thanh Cát
Bình
Đính
Thanh
Cát
màu quỳ
Ngày giỗ các vị tiên
vương đời gần
Bình
Đính
Áo vải
thâm
Ngày sinh nhật ở Thái
Miếu và ngày yết lầu
Kính Thiên
Bình
Đính
Thanh
Cát
màu hỏa
minh
Thường triều phục
(Thị chính, triều hội,
gặp bề tôi những khi
nhàn hạ)
Tam Sơn
Thanh bào (bào
xanh), Huyền
bào (bào đen)
Tam Sơn
Tử bào
1. (Việt) Vũ trung tùy bút - Quyển thượng - Quan lễ. Nguyên văn: 圓体平頂織用馬尾者為上,鎖金飾額
微示等差。皇上燕間及皇子王子常侍視事戴之.
Phạm Đình Hổ quy loại mũ “viên thể, bình đính” (thân
tròn, đỉnh phẳng) vào một trong ba kiểu mũ Đinh Tự, cách phân chia như vậy không hợp lý.
tượng vua Mạc, đặc biệt phải kể đến trang sức hình Tam sơn đính ở giữa
trán mũ. Chúng tôi cho rằng loại mũ này mới là mũ Tam Sơn.
Lãnh chúa Hội An (chỉ chúa Nguyễn Phúc Nguyên) và triều thần trong Chu ấn thuyền hội quyển
do người Nhật Bản vẽ năm 1609.
Ngoài ra theo ghi nhận của Phan Huy Chú, vào các buổi Thường
triều, vua Lê đội mũ Tam Sơn, mặc áo màu xanh hoặc màu huyền, chúa
Trịnh cũng đội mũ Tam Sơn, song chỉ mặc áo bào màu tía. Đối với kiểu
dáng áo bào Thường phục của vua Lê chúa Trịnh, Phan Huy Chú không
miêu tả cụ thể, song dựa vào pho tượng chúa Trịnh thờ tại chùa Kim
Liên, chúng tôi ngờ rằng những loại áo này đều có kiểu dáng giao lĩnh.
Riêng pho tượng Quốc công Trịnh Tùng thờ tại chùa Diên Khánh lại mặc
áo bào đính Bổ tử Kỳ lân, đội mũ Phốc Đầu có hai cánh chuồn hơi choãi
lên phía trên (dạng mũ này dễ gây lầm tưởng là mũ Xung Thiên, song
thực chất vẫn là mũ Phốc Đầu). Xét theo phẩm trật, chúa Trịnh thuộc
hàng vương, Bổ tử dành cho tước Vương theo quy chế của nhà Lê là Bổ
tử Kỳ lân. Theo chúng tôi, có thể vào thời kỳ đầu triều Lê Trung Hưng,
chúa Trịnh mặc Bổ phục, về sau, khi nghi lễ dành cho chúa ngày càng
có xu hướng ngang hàng với vua Lê, chúa Trịnh cũng dần thay đổi trang
phục. Trường hợp đình thần xin chúa Trịnh đổi Bào phục thành dạng
áo bào thêu Long vân đại hội vào năm 1777 là một ví dụ điển hình. Tuy
nhiên, chúng ta cũng cần thận trọng với hình thức trang phục mũ Xung
Thiên, Bổ phục thể hiện trên các pho tượng thượng đẳng thần, bởi đó là
mô típ tạc tượng thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn, như Lê Quý Đôn
đã ghi nhận trong Kiến văn tiểu lục: Bổ tử, trung đẳng thần dùng hình Kỳ
lân, thượng đẳng thần dùng hình Long mã.
4. Tiện phục
Những khi không phải thiết triều, khác với vua Lý chỉ búi tóc cài
trâm vàng, vua Trần đội mũ Đường Cân hoặc dùng lụa trắng bọc tóc,