NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 171

200

201

dùng màu xanh. Từ hồi Trung Hưng trở về sau, Trịnh Tùng chuyên giữ
chính quyền, văn võ trăm quan vào hầu phủ chúa đều dùng mũ Lương
Sa và áo thâm, còn mũ áo từng cấp bậc chưa có quy chế nhất định. Đến
nay định rõ: mũ áo của hoàng thân, vương tử, văn võ bá quan dùng khi
vào chầu vua và khi vào hầu phủ chúa

(chúng tôi gọi là Thị phục)

, dùng mũ

Ô Sa, áo Thanh Cát. Thường phục và hành nghi đều có cấp bậc khác
nhau.”

(1)

Vào thời Lê sơ, trang phục của bá quan được phân làm ba loại:

Triều phục Lương quan, Thường phục Ô Sa với Bổ phục và Công phục
Phốc Đầu với áo bào trơn. Đến thời vua Hiến Tông, mũ Phốc Đầu được
kết hợp với Bổ phục, song song với việc hợp nhất quy chế Công phục và
Triều phục. Từ thời Lê Trung Hưng tính tới trước thời điểm năm 1721,
trang phục của bá quan được phân làm hai loại: Triều phục Phốc Đầu
với Bổ phục, Thường phục và Thị phục Ô Sa với áo Thanh Cát.

The Bova or King of Tonqueen when he gives audience. (S. Baron, 1683) Buổi thiết triều của vua Lê

Hy Tông (Dẫn theo Tư liệu các Công ty Đông Ấn, Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài TK17). Các

quan đều đi chân đất. Theo cha Marini, vào thời Lê Trung Hưng, tất cả các quan, kể cả hoàng tử, hễ vào

cung chầu vua đều phải đi chân đất, nếu đi giày dép sẽ bị coi là có tội, chỉ có vua đi hài.

1. (Việt) Cương mục. Nguyên văn: 景統初定朝服[…]中興以後,鄭松專政,文武百官侍王府均用涼紗
巾、深黑衣,其等級未有定制。至是申定:入朝皇親、王子、文武百官冠服及侍王府皇親、王子、
文武百官,用烏紗帽、青吉衣,以至常服行儀各有等差

II. TRANG PHỤC BÁ QUAN

QUY CHẾ PHẨM PHỤC CỦA BÁ QUAN

TỪ THỜI LÊ SƠ ĐẾN THỜI LÊ TRUNG HƯNG

Triều phục (Lê sơ):

Lương quan chu phục

Công phục (Lê sơ): Phốc

Đầu, Bào phục, đai

Thường phục (Lê sơ): Ô

Sa, Bổ phục, đai

Triều phục (Trung Hưng):

Phốc Đầu, Bổ phục, đai

Thường phục, Thị phục

(Trung Hưng): Ô Sa,

Thanh Cát, thao

Thị phục 2 (Trung Hưng):

Lương Cân, Ô Sa, Yến Vĩ

Triều phục (Hiến Tông):

Phốc Đầu, Bổ phục, đai

Thường phục (Hiến

Tông): Ô Sa, Bổ phục, đai

Quy chế trang phục của bá quan triều Lê

Trung Hưng có ba đợt sửa đổi lần lượt diễn ra
vào các năm 1661, 1721 và 1725. Năm 1661,
trên cơ sở quy chế năm 1500 thời Lê sơ, triều
Lê Trung Hưng đặt định lại quy chế Triều
phục, Thường phục, đồng thời định rõ quy
chế Thị phục dành khi vào hầu tại phủ chúa.
Năm 1721, tham tụng Nguyễn Công Hãng dựa
vào điển chương cũ của nhà Minh định lại
quy chế áo mũ, nội dung chủ yếu của đợt sửa
đổi này là nhằm vào trang phục chầu chúa -
Thị phục. Năm 1725, quy chế Triều phục của
bá quan được đổi lại, cơ bản quay về quy chế
cũ định ra từ năm 1500 thời Lê sơ.

Quy định phẩm phục của bá quan nhà

Lê Trung Hưng vào năm 1661 được Cương
mục
cho biết: “Đầu niên hiệu Cảnh Thống
(năm 1500), định Triều phục: các tước công
trong hoàng thân và các quan từ tam phẩm
trở lên, mũ dùng mũ Phốc Đầu, áo dùng màu
tía; tứ, ngũ phẩm về hàng võ dùng nón sơn

trắng, về hàng văn dùng mũ Phốc Đầu, áo dùng màu lục; từ lục phẩm trở
xuống về hàng võ dùng nón sơn son, về hàng văn dùng mũ Phốc Đầu, áo

Quan văn đội mũ Bình Đính,

quan võ đội mũ Đinh Tự (Đa La)

trong tranh thờ vua Lý Nam Đế

(niên đại thế kỷ XVIII). Trang

phục bá quan thể hiện trong tranh

trên thực tế là Thị phục của bá

quan triều Lê Trung Hưng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.