196
197
trong Kỹ thuật của người An Nam, chúng ta có thể kiểm chứng được
hình dạng Tam Sơn theo quan niệm của người xưa.
Phục dựng trang phục mũ Tam Sơn của chúa Trịnh (Tranh: TQĐ); tượng chúa Trịnh
Sâm (có thuyết cho là Trịnh Giang) tại chùa Kim Liên, Hà Nội.
Khảo sát một số pho tượng vua Lê, chúa Trịnh có niên đại thế kỷ
XVII, XVIII, chúng tôi nhận thấy pho tượng chúa Trịnh tại chùa Kim Liên
(Hà Nội) đội một loại mũ có những múi hình mây uốn cong ở chóp mũ,
ngọc châu đính dọc các viền lương, tương tự quy chế mũ Quyển Vân
Thông Thiên của hoàng đế triều Trần và loại mũ thể hiện trên các pho
Mũ ba bậc thể hiện trên tượng chùa Hòe Nhai, Hà Nội; Lễ quan của Nhật Bản: “Lớp mũ nền
giống như chiếc bánh mì hình ngọn núi, gắn vào lớp mũ ngoài hình tròn, gọi là mũ Tam Sơn,
được làm bằng the quết sơn đen.”(Wikipedia); Mũ Tam Sơn của thái giám nhà Minh (Tam tài
đồ hội).
Như chúng tôi đã đề cập, một số loại mũ có tên hình tượng như
Phong Cân (mũ gió), Lương Cân (mũ mát), Tam Sơn Mạo (mũ ba ngọn
núi) v.v. xuất hiện trong khối các nước sử dụng chữ Hán, tuy có tên gọi
tương đồng, song kiểu dáng hoàn toàn khác biệt. Xét riêng trường hợp
mũ Tam Sơn, hiển nhiên, mũ Tam Sơn của vua Lê chúa Trịnh không thể
là mũ Tam Sơn của thái giám nhà Minh và càng không thể là mũ Tam
Sơn của các quan Nhật Bản thời Nara (710-794). TS. Đoàn Thị Tình, tác
giả cuốn Trang phục Thăng Long Hà Nội cho rằng loại mũ có hình dạng
ba bậc thang thể hiện trên pho tượng tương
truyền là tượng vua Lê Hy Tông thờ tại chùa
Hòe Nhai (Hà Nội) là mũ Tam Sơn. Song theo
quan điểm của chúng tôi, một khi mũ được
định danh là Tam Sơn, kiểu dáng mũ hoặc một
bộ phận kết cấu của mũ phải có hình dạng ba
ngọn núi như chữ Sơn山, tương tự các dạng
mũ cùng tên của Nhật Bản và Trung Quốc.
Trong khi đó Lê Quý Đôn ghi nhận người ở xã
Quảng Xuyên, Trà Vinh giỏi làm mũ mã vĩ, có
thể dùng các trang sức, hoa văn rồng phượng,
vạn thọ, tam sơn, bát bảo làm Đạo cân, chứng
tỏ đương thời khái niệm Tam Sơn còn chỉ một
loại trang sức trên mũ
(1)
. Qua một số hình vẽ
1. (Việt) Phủ biên tạp lục - Vật sản phong tục. Nguyên văn: 香茶廣川社人善織馬尾帽,能作龍鳳之
彩、萬壽、三山、八寳諸花樣製為道巾
Cái yếm hình tam sơn; Tam sơn
(Kỹ thuật của Người An Nam).