192
193
làm Tế phục của vua chúa triều Lê Trung Hưng là loại mũ làm bằng the
quết sơn, thân mũ và đỉnh mũ hình lục lăng, dáng mũ không quá cao.
Phạm Đình Hổ cũng ghi nhận thêm rằng, “những năm Chính Hòa, Bảo
Thái (1680-1705; 1720-1729), Tể tướng Nguyễn Công Hãng tiếp tục khu
biệt các hạng mũ, mũ Bình Đính từ hàng vương công xuống tới lại sĩ, lấy
chiều cao của mũ để phân thứ bậc, mũ của vua chúa dùng kim tuyến
phân biệt.”
(1)
Với dữ liệu khan hiếm, chúng ta không biết mũ Bình Đính
có được đính các trang sức vàng bạc hay không, chỉ biết riêng mũ Bình
Đính của vua chúa được phân biệt với mũ Bình Đính của vương công, lại
sĩ bởi các sợi kim tuyến. Ngoài ra, trong bộ Tế phục này, mũ Bình Đính
được kết hợp với áo Thanh Cát, loại áo kiểu tràng vạt.
b. Áo Thanh Cát 青吉衣
Theo ghi nhận của Phan Huy
Chú, vào các ngày tế giỗ tiên đế, tiên
vương, vua Lê chúa Trịnh đều đội mũ
Bình Đính. Chúa Trịnh mặc áo Thanh
Cát với hai màu cơ bản là màu hỏa
minh và màu quỳ, có khi mặc phối
với áo vải thâm tùy theo tính chất của
buổi lễ. Vua Lê vào ngày giỗ tại Thái
Miếu cũng mặc áo Thanh Cát.
Khái niệm Thanh Cát trong Loại
chí, Cương mục, Lê triều hội điển, Lê
triều chiếu lệnh thiện chính, Vũ trung
tùy bút, Tang thương ngẫu lục được
chép là 青吉; trong Nhật dụng thường
đàm được chép là 青葛. Riêng Nhật dụng thường đàm, mục “Cát bố”
(vải cát) được viết theo cả hai cách 葛布 và 吉布. Chúng tôi cho rằng chữ
“cát” 吉 chép trong Loại chí, Cương mục v.v. là chữ giả tá, viết thay cho
chữ “cát” 葛 là tên một loại vải. Vào thời Lê Trung Hưng, Lê Quý Đôn và
Phan Huy Chú đều ghi nhận: “Tục nước Nam dùng vải nhuộm chàm,
sau đó lại nhuộm nâu, cho thêm ít keo, lấy chày đập rồi phơi khô, gọi
là áo Thanh Cát. Bất cứ quan dân, sang hèn đều mặc, riêng dùng dài
1. (Việt) Vũ trung tùy bút - Quyển thượng - Quan lễ. Nguyên văn: 正和保泰間阮相公沆再加區別,平頂
帽自公相下至吏士,各以制之高低為等級。而御服則以金線別之
2. Tế phục
a. Mũ Bình Đính 平頂帽
Mũ Tứ Phương Bình Đính, mũ Đinh Tự, mũ tế Bình Đính lục lăng theo mô
tả của Phạm Đình Hổ. (Phục dựng).
Phan Huy Chú cho biết: “Hoàng thượng […] vào ngày giỗ ở Thái
Miếu đội mũ Bình Đính, mặc áo Thanh Cát… Chúa thượng khi yết kiến
ở lầu Kính Thiên và lễ sinh nhật ở Thái Miếu thì đội mũ Bình Đính, mặc
áo Thanh Cát màu hỏa minh, ngày giỗ ở Thái Miếu thì mặc áo Thanh Cát
màu quỳ; ngày giỗ các vị đời gần thì dùng mũ Bình Đính, áo vải thâm.”
(1)
Như vậy vào thời Lê Trung Hưng, mũ Bình Đính được quy định là loại
mũ sử dụng trong các dịp tế giỗ tiên đế, tiên vương của vua Lê, chúa
Trịnh, có tính chất tương tự mũ Thông Thiên của vua Trần và mũ Xuân
Thu của vua Nguyễn.
Khảo về quy chế mũ Bình Đính, Phạm Đình Hổ cho biết: “Đinh
Tiên Hoàng chế ra mũ Tứ Phương Bình Đính, quy chế của mũ ấy vuông
mà đỉnh mũ phẳng […] đời sau đổi thành kiểu lục lăng, hạ phần trên
xuống, làm bằng the quết sơn, ấy là mũ tế, gọi là mũ Bình Đính; lại biến
dáng vuông thành dáng tròn, bẻ dáng thẳng thành dáng cong, làm mũ
thông dụng khi chầu hầu, gọi là mũ Đinh Tự.”
(2)
Chúng tôi không tán
đồng quan điểm của Phạm Đình Hổ khi ông cho rằng loại mũ Thường
phục Đinh Tự của bá quan thời Trần, mũ Tế phục Bình Đính của vua Lê
chúa Trịnh đều có nguồn gốc từ mũ Tứ Phương Bình Đính của quân đội
triều Đinh. Tuy nhiên cách lý giải của ông giúp người đời sau dễ hình
dung về kiểu dáng của các loại mũ này, theo đó, mũ Bình Đính áp dụng
1. (Việt) Loại chí - Lễ nghi chí - Quan gia quan phục chi chế. Nguyên văn: 皇上[…]太廟忌時御平頂帽、
青吉衣[…]王上[…]謁敬天樓與太廟生辰,用平頂帽、青吉衣火明色;太廟忌辰,用青吉衣葵色;
近位忌辰,用平頂帽、緇布衣
2. (Việt) Vũ trung tùy bút - Quyển thượng - Quan lễ. Nguyên văn: 丁先皇始製四方平定巾,其制方而平
定頂,以皮為之,盖軍裝也。後世變爲六稜而殺其上,製用紗漆,是為祭服,曰平頂帽;又頑方為
圓、折直為曲,為朝侍通用之冠,曰丁字帽
Dọi xe chỉ gốm. Văn hóa Đồng Đậu (năm
3500-3000 tr.CN). (Bảo tàng Hà Nội).
GS.TS Hán Văn Khẩn cho biết: “Dọi xe chỉ
tìm thấy khá phổ biến trong văn hóa Phùng
Nguyên (năm 2000-1500 tr.CN) [...]Như
vậy nghề dệt vải đã phổ biến trong văn hóa
Phùng Nguyên. Cư dân văn hóa này ít nhất
cũng có hai loại vải mặc, đó là vải vỏ cây
và vải dệt từ sợi”(Văn hóa Phùng Nguyên).