NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 173

204

205

bằng vàng, bá quan văn võ nhất, nhị, tam phẩm
sức bạc, quan văn tứ phẩm trở xuống dùng mũ
Phốc Đầu không trang sức. Từ tháng 11 năm 1725,
mũ Phốc Đầu dành cho quan văn tứ, ngũ phẩm
được phép dùng trang sức bằng đồng thau, quan
văn lục phẩm trở xuống dùng mũ Phốc Đầu trơn,
không có trang sức

(1)

.

Mũ Phốc Đầu thời Lê và thời Nguyễn, xét về

kiểu dáng đều rất gần gụi với mũ Ô Sa, vậy nên Hội
điển triều Nguyễn
từng gọi mũ Phốc Đầu là mũ Ô
Sa

(2)

. Trần tấu sứ nước Triều Tiên là Min Am năm

1691 mô tả trang phục quan nhà Lê: “Họ đội mũ
sa màu đen, dùng bạc trắng làm hốc cắm cánh
chuồn
, mặc áo gấm đỏ thêu hoa văn, cổ tròn.”

(3)

Năm 1713, gặp quan nhà Lê tại Bắc Kinh, sứ thần
Triều Tiên Han Tae Dong mô tả: “Mũ màu đen, áo
cổ tròn, phẩm phục, đai thắt đại để như quy chế nước ta. Riêng việc xõa
tóc ra sau rồi đội mũ là kỳ lạ mà thôi.”

(4)

Sứ thần Seo Ho Su cũng nói: “Họ

búi tóc

(phần còn lại)

buông xõa, đội mũ Ô Sa, vận áo bào đỏ ống tay rộng,

sức vàng bọc mũ và đai, đi ủng da đen.”

(5)

Tương tự là mô tả của Hoàng

Thanh chức cống đồ: “Quan văn nước An Nam đội mũ the, mặc Triều
phục, thắt đai, buông dải thân, chân đi hia da. Quan võ nước An Nam
đội mũ the đỉnh bằng, mặc Triều phục, thắt đai, hia làm bằng da đen,
mũi hia nhọn khác với quan văn
.

(6)

Tuy nhiên, khác những quy định rạch ròi về trang sức sức mũ như

bác sơn, khóa giản, ngạch tường, nhiễu tuyến thời Nguyễn, sử liệu thời

1. (Việt) Cương mục. Nguyên văn:冠皇親王親金飾,一品至三品幞頭銀飾.四五品[…]文幞頭鍮飾,六品
以下[…]文幞頭無飾
2. Xin xem phần khảo về mũ Giải Trãi ngay sau đây.

3. (Hàn) Triều Tiên vương triều thực lục. Mục ngày 5 tháng 12 năm Túc Tông thứ 17. Nguyên văn:

黯對:

以頭着黑紗帽,而以白銀為插角穴,身服紅錦有紋團領
4. (Hàn) Lưỡng thế Yên hành lục. Tr.233. Dẫn theo Cát Triệu Quang. Đại Minh y quan kim hà tại, đăng trong
Sử học nguyệt san. Kỳ 10. 2005. Nguyên văn: 皂帽團領品帶大盖如制,而唯是披髮垂後加帽于上,為
駭見耳
5. (Hàn) Yên hành kỷ - Q.2. Tr.459. Dẫn theo Cát Triệu Quang. Đại Minh y quan kim hà tại. Nguyên văn: 束
髮垂後,戴烏紗帽,被濶袖紅袍,拖飾金袱帽带,穿黑皮靴
6. (Trung) Hoàng Thanh chức cống đồ. Nguyên văn: 文官冠紗帽,衣朝服,束帶,垂紳,足躡革鞾。武
官冠平頂紗帽,朝服,束帶,皂革為鞾,又其尖以別文官

1.1. Dương Đường 楊棠冠

Như chúng tôi đã đề cập,

Dương Đường vốn là mũ Lễ
phục của Tụng quan triều Trần.
Vào thời Lê Trung Hưng, mũ
Dương Đường được áp dụng
làm mũ Triều phục của hoàng
thái tử, vương thế tử, hoàng tử
và vương tử được ban tước quốc
công. Loại mũ này có hình dạng
tương tự mũ Phốc Đầu, chỉ khác
ở trang sức Dương Đường và
phần hậu sơn nhô cao.

Xét riêng trang phục của hoàng thái tử và vương thái tử, Loại chí cho

biết: “Hoàng thái tử mặc áo xanh, đội mũ Dương Đường, tức mũ Phốc
Đầu, phía sau hơi cao, không tham dự ban chầu. Vương thế tử đứng đầu
ban chầu, đội mũ Dương Đường, hai cánh phía sau dát vàng, Triều phục
dùng màu tía, Bổ tử Kỳ lân dệt bằng kim tuyến,
đai dùng đai kỳ thạch nhiễu vàng.”

(1)

Triều phục

của hoàng tử và vương tử được phong tước quốc
công cũng là mũ Dương Đường kết hợp với Bổ
phục Kỳ lân màu tía, đai kỳ thạch bọc vàng, mùa
xuân hạ thì dùng the Bắc, mùa thu đông thì dùng
đoạn Bắc

(2)

. Sự khác biệt về phẩm phục giữa các

vị hoàng tử, vương tử nằm ở quy chế trang sức
trên mũ Dương Đường và chất liệu Bổ tử.

1.2. Phốc Đầu 幞頭冠
Trước năm 1725, quy chế mũ Phốc Đầu của

bá quan triều Lê Trung Hưng vẫn kế thừa quy
chế năm 1500 thời vua Hiến Tông, tức hoàng
thân và vương công đều được dùng trang sức mũ

1. (Việt) Loại chí - Lễ nghi chí - Bá quan chương phục chi chế. Nguyên văn: 皇太子服青衣,楊棠冠即幞
頭冠,後頗高也不預朝班。王世子預班首冠用楊棠冠,後有兩翅鑲金,朝服用紫色,補子用麒麟織
金,帶用奇石繞金

(Lê triều hội điển ký hiệu A.257 chép tương tự).

2. (Việt) Lê triều thiện chính điển lệ. Dẫn theo Cương mục. Nguyên văn: 皇子王子封國公:朝冠用楊棠、
衣紫,春夏用北紗,秋冬用北緞,補子用麒麟,束帶用奇石包金

(Lê triều hội điển ký hiệu A.257 chép

tương tự).

Tượng Quận công Nguyễn Thế Mỹ thế kỷ XVII

(BTMTVN) và tượng Trần Nguyên Đán thế kỷ

XVII (Côn Sơn. Từ điển Văn học), xõa tóc, đội mũ

Phốc Đầu có trang sức, có thể là trang sức Dương

Đường, mặc Bổ phục.

Bổ tử Kỳ lân bằng kim tuyến

và Bổ tử Kỳ lân thường thời

Minh. (Khổng phủ).

Quan triều Lê Trung Hưng

xõa tóc, đội mũ Phốc

Đầu trơn (tức mũ Ô Sa).

(Những khu truyền giáo

dẫn theo Lịch sử truyền

giáo ở Việt Nam).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.