208
209
vậy, mũ Ô Sa thời Lê Trung Hưng có
ba loại: Ô Sa có chỉ đen đột nổi, Ô Sa
thông thường và Ô Sa đơn dạng. Trong
đó, mũ Ô Sa có chỉ đen đột nổi và mũ Ô
Sa thông thường kết hợp với Bổ phục,
riêng mũ Ô Sa đơn dạng kết hợp với áo
Thanh Cát.
- Triều phục, Thường phục Lương
Cân đen 黑涼巾: Theo quy chế năm
1661 và năm 1721, hoàng tử, vương tử
chưa được phong tước khi vào chầu
đều đội mũ Lương Cân đen, mặc áo the
đen
(1)
. Loại “mũ mát” này vào thời vua
Lê Thánh Tông được ưa chuộng đến
nỗi xảy ra tình trạng cắt trộm lông đuôi
ngựa công để làm mũ, khiến năm 1467
triều đình phải hạ lệnh cấm dệt tạo mũ
Lương Cân
(2)
. Loại chí còn cho biết một
trong những quy định về chất liệu tạo mũ của hoàng thân, vương thân
năm 1720 là “mũ mùa xuân - mùa hè dùng lông đuôi ngựa, mùa thu -
mùa đông dùng đoạn màu huyền”
(3)
. Chính vì thường được sử dụng vào
mùa nóng nên loại mũ này được định danh là Lương Cân, tức mũ mát.
- Triều phục Giải Trãi 獬豸冠: Theo quy chế năm 1721, thượng
thư, ngự sử, phó đô ngự sử, đề hình, hiến sứ, giám sát ngự sử các đạo v.v.
đều đội mũ Giải Trãi, mặc Bổ phục Giải Trãi. Cương mục cho biết: “Pháp
quan đều dùng Giải Trãi (chỉ mũ và Bổ tử).”
(4)
Giải trãi tương truyền là
linh thú một sừng, bản tính ngay thẳng
(5)
, thường được tạo hình tương tự
kỳ lân. Ngay từ thời Hán, triều đình Trung Quốc đã mô phỏng sừng Giải
1. (Việt) Cương mục. Nguyên văn: 皇子王子未封入侍用黑涼巾,黑紗衣
2. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 禁織造凉巾,以盗剪公私馬尾故也
3. (Việt) Loại chí - Lễ nghi chí - Bá quan chương phục chi chế. Nguyên văn: 巾,春夏用馬尾,秋冬用
玄緞
4. (Việt) Cương mục. Nguyên văn: 法官竝獬豸
5. (Trung) Dị vật chí chú thích: “Vùng hoang mạc Đông Bắc có loài thú, tên là Giải Trãi, một sừng, tính ngay
thẳng, thấy người đấu tụng thì nhằm vào kẻ không thẳng mà húc, nghe người tranh luận thì nhằm vào kẻ
không ngay mà gào.” Nguyên văn: 東北荒中有獸,名獬豸,一角,性忠,見人鬭則觸不直者,聞人論
則咋不正者
.
Hậu Hán Thư cho biết: “Mũ Pháp quan […] còn gọi là mũ Giải Trãi. Giải trãi là con dê thần,
có thể phân biệt cong thẳng. Vua nước Sở bắt được, đem về làm mũ.”
phần khảo về trang phục quân đội.
Mũ Ô Sa là loại mũ Thường phục và
Thị phục của bá quan, chúng tôi sẽ
trình bày quy chế cụ thể tại phần
sau. Dưới đây là một số ghi chép
liên quan tới các loại mũ Ô Sa, Giải
Trãi, Lương Cân áp dụng làm Triều
phục cho các quan.
- Triều phục Ô Sa 烏紗帽: Lê
triều chiếu lệnh thiện chính chép
quy chế Triều phục năm 1661 cho biết: “Hoàng tử, vương tử được phong
tước quận công đội mũ Ô Sa có chỉ đen đột nổi, triều phục dùng màu đỏ,
trực lĩnh, Bổ tử hình Hổ báo, dây thao kép có ngọc, đeo kiếm. Các chức cai
quản, cai đội có tước quận công đội mũ Ô Sa, triều phục dùng màu đỏ,
trực lĩnh, Bổ tử hình voi, dây thao kép, đeo kiếm […] Con cháu của quan
văn được tập ấm, khi vào chầu nhận
nhiệm vụ đội mũ Ô Sa đơn dạng, áo
Thanh Cát có lót.”
(1)
Quy chế Triều
phục năm 1721 về cơ bản tương tự
như quy chế năm 1661, ngoài ra còn
quy định, “các chức trưởng sử, bình
sự, thông sự, chánh phó tư nghi,
phủ hiệu úy, thị độc, giảng dụ, vệ
úy, tri bạ, đô sự, tri sự, điển sự, chủ
bạ, xã mục, ngục thừa và các hàng
Tụng quan, tạp lưu đội mũ Ô Sa đơn
dạng, áo Thanh Cát có lót […] Các
chức phụng ngự, giám bạ
(trong ngạch
Nội quan)
đội mũ Ô Sa, áo Thanh Cát
có lót, không có phú hậu.”
(2)
Như
1. (Việt) Lê triều chiếu lệnh thiện chính. (A.257) Nguyên văn: 皇子王子郡公爵奉侍立朝儀用烏紗帽有突
縫黑線。朝服用紅色,直領,補子用虎豹,穿夾絛有穿玉,帶劍。該官該隊郡公爵:奉侍立朝儀用
烏紗帽。朝服用紅色,直領,補子用象彩,穿夾絛帶劍
; Cương mục. Nguyên văn: 皇子王子封郡公朝
用烏紗帽,衣紅,補子用虎,夾絛穿玉
2. (Việt) Loại chí - Lễ nghi chí - Bá quan chương phục chi chế. Nguyên văn: 長史、評事、通事、正副咨
議、府校尉、侍讀、講諭、衛尉、知薄、都事、知事、典事、主薄、社目、獄丞及從官雜流等職奉
侍應務用烏紗單樣帽,青吉衣有結褶
Quan văn võ An Nam. Hoàng Thanh chức
cống đồ (Yên hành lục). “Quan văn nước
An Nam đội mũ sa, mặc Triều phục, thắt
đai, buông dải thân, chân đi hia da. Quan
võ nước An Nam đội mũ sa đỉnh bằng, mặc
Triều phục, thắt đai, hia làm bằng da đen,
mũi hia nhọn khác với quan văn”.
Mũ Giải Trãi của quan ngự sử triều
Nguyễn (BAVH.1916). Hội điển viết:
“Mũ thì dùng mũ Ô Sa, trên Bác sơn
bằng bạc đính thêm hai chiếc sừng bằng
bạc, gọi là mũ Trãi”; Bổ tử Giải trãi thời
Minh. (Cẩm tú văn chương).
Mũ Ô Sa có chỉ đen đột nổi ở chính giữa phần
hậu sơn. (Chân dung Nhan Hồi. Văn Miếu
Quốc Tử Giám Hà Nội; Chân dung quan Triều
Tiên. Bảo tàng Quốc gia Seoul). (Ảnh: TQĐ).