210
211
một chiếc mũ Giải Trãi, hồi nhỏ trong khi đùa nghịch, ta thường lấy ra
đội, thích nhất là mũ Giải Trãi, có cấm cũng không được”
(1)
, có thể thấy
ngoài chiếc sừng mang tính chất biểu tượng, kiểu dáng của mũ Giải Trãi
và mũ Phốc Đầu thời Lê chưa hẳn đã hoàn toàn tương tự như vào thời
Nguyễn. Ngoài ra, khác với Triều phục Giải Trãi của triều Nguyễn
(mũ Giải
Trãi kết hợp với Mãng bào)
, vào thời Lê Trung Hưng mũ Giải Trãi kết hợp với Bổ
phục thêu hình Giải trãi, tương tự quy chế của nhà Minh. Chính vua Lê
Thánh Tông đã từng đề cập dạng Bổ tử này trong Thập giới cô hồn quốc
ngữ văn: “Có kẻ đội Điêu Thiền nhẵn mặt, có người vận Giải trãi ngang
ngang”. Cách nói “vận Giải trãi ngang ngang” tức là mặc bào phục với
miếng Bổ Tử hình Giải trãi đính ngang trước ngực.
2. Thường phục - Thị phục
Đầu thời Trung Hưng, bá quan
văn võ vào hầu phủ chúa đều dùng mũ
Lương Sa, áo màu thâm đen, đẳng cấp
chưa có quy chế nhất định. Đến tháng 6
năm 1661, triều đình nhà Lê định rõ, khi
vào chầu vua và hầu chúa, hoàng thân,
vương tử, bá quan văn võ đều dùng mũ
Ô Sa, áo Thanh Cát. Năm 1720, triều
đình nhắc lại quy định, “phàm khi chấp
sự, hành lễ và thị sự đều đội mũ Ô Sa,
mặc áo Thanh Cát, vào hầu phủ chúa
Trịnh cũng như vậy.”
(2)
Một bộ Thường
phục kiêm Thị phục bao gồm “mũ Ô
Sa, áo Thanh Cát, dây thao xỏ ngọc, tùy
theo phẩm trật cao thấp mà có sự phân
biệt.”
(3)
Ngoài ra, đây cũng là bộ trang
1. (Việt) Vũ trung tùy bút – Quyển thượng – Tự thuật. Nguyên văn: 先大夫歷仕南臬西丞,篋藏幞頭、豸
冠各一。余嬉戲中每戴之,而豸冠尤其所愛,禁之不能也
2. (Việt) Cương mục. Nguyên văn: 凡執事行禮及視事,竝用青吉衣,烏紗帽.侍鄭府亦如之 (Phàm khi
chấp sự, hành lễ và thị sự đều dùng áo Thanh Cát, mũ Ô Sa, khi chầu ở phủ chúa Trịnh cũng như vậy); (Việt)
Loại chí và Lịch triều tạp kỷ đều có nội dung tương tự. Nguyên văn: 文武内監執事行禮及侍事並用青吉
衣,烏紗帽. 文武奉侍内閣如之
(Văn võ, nội giám chấp sự hành lễ và thị sự đều dùng áo Thanh Cát, mũ
Ô Sa, quan văn võ phụng chầu ở nội các cũng như vậy). Riêng Đại Việt sử ký tục biên, Mục năm 1720 chép:
“Các quan văn khi vào hầu ở nội các cũng như vậy.” (Tr.78)
3. (Việt) Cương mục. Mục tháng 11 năm 1725. Nguyên văn:侍鄭府,文武用烏紗帽,青吉衣,夾絛,穿
玉,隨品秩高下有差
trãi chế ra một loại mũ áp
dụng cho các quan thực thi
pháp luật, nhằm nhắn gửi ý
niệm về lương tri và sự công
bằng. Tại Trung Quốc, mũ
Giải Trãi thịnh hành vào
triều Hán, Đường, Tống;
triều Minh và triều Thanh
lấy hình Giải trãi làm Bổ
tử, phế bỏ quy chế mũ Giải
Trãi
(1)
.
Tại phần khảo trang
phục bá quan thời Lý chúng
tôi đã đề cập, triều Tiền Lê
và triều Lý phỏng quy chế
mũ mão của nhà Tống du
nhập ba loại mũ Tiến Hiền,
Điêu Thiền, Giải Trãi. Trên thực tế, mũ Giải Trãi thời kỳ này cũng chính
là mũ Tiến Hiền, trên mũ được đính thêm một chiếc sừng nên gọi Giải
Trãi. Tại Trung Quốc, mũ Giải Trãi bị phế bỏ vào thời Minh, song tại Việt
Nam, các triều đại Lê - Nguyễn vẫn sử dụng biểu tượng sừng giải trãi
đính lên mũ phỏng theo quy chế cổ. Vào thời Nguyễn, mũ Giải Trãi là
mũ Phốc Đầu đính thêm một cặp sừng bằng bạc. Hội điển triều Nguyễn
cho biết: “Minh Mạng năm thứ 18, xuống dụ: Khoa đạo là chức giữ hiến
pháp trong triều đình, triều đình ưu đãi ngôn quan để tỏ rõ phong hóa
hiến pháp […] Mũ thì dùng mũ Ô Sa, trên bác sơn bằng bạc đính thêm
hai chiếc sừng bằng bạc, gọi là mũ Giải Trãi [...] để hợp với ý nghĩa giải
trãi húc tà.”
(2)
Dựa theo lời thơ của Nguyễn Trãi tặng vị Ngự sử họ Hoàng
thời Lê sơ: “Mũ Trãi cao cao mặt tựa sắt, chẳng riêng yêu mai còn yêu
tuyết”
(3)
, cùng lời kể của Phạm Đình Hổ, “cha ta từng làm hiến sát Nam
Định và tuần phủ Sơn Tây, trong tráp cất một chiếc mũ Phốc Đầu và
1. Trung Quốc y quan phục sức đại từ điển. Tr.49, 50.
2. (Việt) Hội điển - Q.78. Nguyên văn: 十八年諭:科道係朝憲之司,朝廷優待言官以昭風憲[…]冠用
烏紗帽再于銀博山上加銀角二,名獬豸冠[…]以合獬豸觸邪之意
3. (Việt) Ức Trai di tập - Q.1 - Đề Hoàng ngự sử Mai Tuyết hiên. Nguyên văn: 廌冠峨峨面似鉄,不獨愛
梅兼愛雪
The Court of the Chova or General of Tonqueen.
(S.Baron, 1683) Phủ chúa Trịnh (Tư liệu các Công
ty Đông Ấn, Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài
TK17). Những người trên đầu có đánh số 2 được chú
thích: Bá quan các phẩm tỏ lòng tôn kính đối với ngài.
Có thể thấy ba loại mũ chính thể hiện trong tranh là mũ Ô
Sa, mũ Bình Đính và mũ Đinh Tự.
Tể tướng Nguyễn Quán Nho (1638-
1708) mặc Thường phục thờ tại nhà thờ
dòng họ Nguyễn Quán. (Ảnh: Đỗ Thận
Tuấn, Hiệu phó trường PTTH Nguyễn
Quán Nho, Thanh Hóa cung cấp).