214
215
sứ thần nhà Nguyên. Pho tượng quan hầu
tại lăng vua Trần Hiến Tông đã thể hiện lối
thắt dây thao hình số 8 thời Trần. Đối với
dây thao thắt lưng thời Lê, Từ điển Việt - Bồ -
La định nghĩa:“Thao: dây lụa các nhà quyền
quý và văn nhân dùng để thắt lưng. Thắt
thao, tháo thao.” Tổng hợp ghi chép trong
Cương mục, Loại chí, Lê triều chiếu lệnh
thiện chính v.v. có thể thấy dây thao thời Lê
Trung Hưng được phân làm 5 loại: dây thao
đơn, dây thao kép
(tức dây thao được chập lại từ hai
dây thao đơn)
, dây thao kép xâu ngọc, dây thao
kép xâu ngọc sức bạc, dây thao kép xâu ngọc sức vàng. Trong đó, loại dây
thao kép xâu ngọc sức vàng dành riêng cho hoàng thái tử và vương thế
tử
(1)
. Theo Lịch triều tạp kỷ, loại dây thao này được xâu ba viên ngọc
(2)
.
Dây thao kép xâu ngọc sức bạc dành cho hoàng thân, vương thân. Các
loại dây thao kép xâu ngọc, dây thao kép, dây thao đơn được áp dụng
cho bá quan, tùy theo phẩm trật cao thấp.
1. (Việt) Loại chí - Lễ nghi chí – Bá quan chương phục chi chế. Nguyên văn: 夾絛有穿玉金飾
2. (Việt) Lịch triều tạp kỷ. Tr.135. Nguyên văn: 夾絛穿三玉金飾 Ông Hoàng Văn Lâu (Nxb. KHXH, 1975)
dịch là “dải thao chỗ tà áo giáp nhau có trang sức bằng vàng và xâu ba viên ngọc”. Cách hiểu và dịch như
vậy không chính xác.
Mũ Ô Sa đơn dạng theo quy chế năm
1721 được áp dụng đối với các chức trưởng
sử, bình sự, thông sự, chánh phó tư nghi, phủ
hiệu úy, thị độc, giảng dụ, vệ úy, tri bạ, đô
sự, tri sự, điển sự, chủ bạ, xã mục, ngục thừa,
và các hàng thuộc viên tạp lưu; các chức cá
nhân, án lại, tướng thần
lại, lệnh sử, Nội thư tả
thì từ cai ty, cai hợp,
thủ hợp trở lên, Thị nội
văn chức thì từ nho sinh
trúng thức, giám sinh
trở lên; những nho sinh
trúng thức, giám sinh, nho sinh, xã chánh, xã sử,
xã tư, sinh đồ, quan viên tử tôn, nhiêu nam; con
cháu các quan văn được phong ấm trở lên. Dựa vào
danh xưng “đơn dạng”, đối chiếu với một số pho
tượng có mũ mang kiểu dáng Ô Sa - Phốc Đầu thời
Lê Trung Hưng, chúng tôi ngờ rằng mũ Ô Sa đơn
dạng có thể là mũ Ô Sa không có hai cánh chuồn.
* Áo Thanh Cát
Tháng 6 năm 1653, triều đình hạ lệnh “cho
phép quan văn từ khoa đạo, quan võ từ quận công
đều được dùng loại áo Thanh Cát có kiểu phú hậu
(phú: che; hậu: sau)
, quan
lại khác đều không được lấn vượt.”
(1)
Từ năm 1720, triều đình quy định
quan văn đội mũ Lương Cân, quan võ đội mũ Yến Vĩ, áo Thanh Cát có
phú hậu.
(2)
Khác với quy chế Triều phục chầu vua mũ Phốc Đầu - Bổ phục và
đai lưng, quy chế Thường phục và Thị phục của bá quan được quy định
mũ Ô Sa phối với áo Thanh Cát và dây thao. Dây thao dùng làm thắt lưng
được nhắc đến sớm nhất trong Toàn thư vào năm 1314, qua việc vua
Trần Minh Tông mặc áo giao lĩnh vàng, đội mũ, thắt dây thao dự tiệc đãi
1. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 許文自科道,武自郡公青吉衣,竝用覆後。其餘不得妄僭
2. (Việt) Tang thương ngẫu lục. Nguyên văn: 奉使時訪求明制以歸及相定品服[…]燕服文涼巾,武燕尾
巾,青吉衣覆後
Bản dịch lưu hành hiện nay dịch cụm từ “phú hậu” là “hai vạt trước vén lên buộc vào sau
lưng”. Cách hiểu và dịch như vậy không chính xác.
Tượng đá tại chùa Bút Tháp Bắc
Ninh đội mũ Ô Sa không có cánh
chuồn, mặc áo giao lĩnh.
Mũ Ô Sa đơn dạng, mũ
Ô Sa thông thường, mũ
Ô Sa có chỉ đen đột nổi.
(Phục dựng: TQĐ).
Áo phú hậu, tượng chùa Vĩnh
Nghiêm, Bắc Giang. (Ảnh TQĐ).
Dây thao. 1. Tượng quan hầu lăng vua Lê Hiến Tông, Lam Kinh, Thanh Hóa. 2. Quan văn qua nét
vẽ của Jean-Baptiste Tavernier (1605 - 1689); 3. Tượng đá tại chùa Bút Tháp Bắc Ninh; 4. Tượng đá
thời Lê Trung Hưng tại Từ chỉ họ Đặng, Bắc Ninh; 5. Tượng quan hầu thời Trần thắt thao số 8 (Lăng
Trần Hiến Tông, Quảng Ninh). Theo quy chế Tang phục triều Lê (Loại chí - Lễ nghi chí - Tang nghi
và Tang phục), khi có quốc tang, bá quan hoặc đội mũ Ô Sa đen, áo Thanh Cát đen, dây thao đen,
hoặc mũ Ô Sa trắng, áo Thanh Cát trắng, dây thao trắng.