218
219
khi chầu hầu cũng đội, nhưng hình dáng mũ khác
nhau”
(1)
- mới nên coi là biến thể của mũ Đinh Tự.
2.3. Đinh Tự (Thanh Cát, Đa La) 丁字巾
Mũ Đinh Tự trở thành mũ Thường phục
của bá quan văn võ nhà Trần kể từ năm 1301.
Tuy nhiên sau khi trải qua các đợt cải cách trang
phục trong suốt thời Trần - Hồ - Lê sơ, đến thời Lê
Trung Hưng, kiểu dáng và đối tượng sử dụng của
mũ Đinh Tự đều đã thay đổi. Vào thời Lê Trung
Hưng, mũ Đinh Tự phần lớn được sử dụng trong
phạm vi quan lại cấp thấp, binh lính và thường
dân. Riêng trong trường hợp quốc tang, các quan
đại thần, thậm chí thế tử, vương tử cũng đều sử
dụng mũ Đinh Tự làm từ vải Thanh Cát (tức là mũ
Thanh Cát). Hoàng Lê nhất thống chí miêu tả Thế
tử Trịnh Tông nằm mơ thấy mình mặc áo màu quỳ, đầu đội mũ Đinh
Tự, đứng ở phủ đường, ngày hôm sau nói với gia thần: “Ta mơ như vậy,
là điềm có tang
(chỉ việc chúa Trịnh Sâm mất)
.”
(2)
Phạm Đình Hổ cũng ghi nhận
“gặp ngày quốc tang, vương công, khanh sĩ đều mặc áo màu quỳ.”
(3)
Theo quy chế năm 1721, mũ Thanh Cát được áp dụng làm Thường
phục kiêm Thị phục cho những đối tượng sau:
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG MŨ THANH CÁT
(theo Loại chí)
Hoàng tử, vương tử từ chức tả hữu đô
đốc, có tước quận công trở lên
Khi vào hầu dùng mũ Thanh Cát, áo
Thanh Cát kiểu phú hậu, không lót
Hoàng tử, vương tử từ chức đô đốc
đồng tri có tước quận công trở xuống
Khi vào hầu dùng mũ Thanh Cát, áo
Thanh Cát kiểu phú hậu, có lót
Con cháu các quan võ được phong ấm
trở lên
Khi vào hầu làm việc dùng mũ Thanh
Cát, áo Thanh Cát có lót
1. (Việt) Vũ trung tùy bút – Quyển thượng – Quan lễ. Nguyên văn: 体圓縮縫,製用青吉布者,為士庶吏
軍通用。時遇國卹則大臣常侍視事亦戴之,其体各不同也
2. (Việt) Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi 1. Nguyên văn: 世子一夕夢見身穿癸色衣,頭頂丁字帽,立於
府堂,明日謂家臣曰:吾夢如此,為諒陰之服
3. (Việt) Vũ trung tùy bút – Quyển thượng - Y phục. Nguyên văn: 倘遇國卹則王公卿士皆服葵色
thái giám
(1)
. Cương mục, Loại chí, Đại Việt sử ký
tục biên đều cho biết mũ của thái giám là mũ
Bình Đính sau đổi thành kiểu dáng lục lăng
(2)
.
Alexandre de Rhodes trong Từ điển Việt - Bồ -
La định nghĩa: “Mũ the: Mũ lục lăng của các vị
văn nhân”. “Mũ sáu góc, mũ lục lăng, các văn
nhân và bậc quyền quý An Nam sử dụng.”
(3)
Như vậy mũ Bình Đính vốn có dạng tròn, về
sau được đổi thành dạng lục lăng. Riêng mũ
của thái giám đỉnh lõm, phân biệt với mũ đỉnh
phẳng (Bình Đính) của vua quan và nho sĩ.
Qua một số tranh ảnh thời Lê Trung Hưng
hiện còn, có thể thấy mũ Bình Đính màu đen,
có kiểu dáng khá cao, mũ của văn nhân nho sĩ
đều không có trang sức. Vị quan Triều Tiên là
Mân Ám khi trả lời câu hỏi của vua Túc Tông
về phong tục của người Việt triều Lê đã miêu
tả đoàn cống sứ Đại Việt sang Bắc Kinh, ngoại
trừ chánh sứ, những người đi theo “đều mặc áo
đen, đội mũ đen, kiểu dáng mũ rất cao, bất kể
sang hèn đều xõa tóc.”
(4)
Theo ghi chép của Vũ trung tùy bút, Phạm
Đình Hổ coi loại mũ thân tròn đỉnh phẳng và
mũ lục lăng đỉnh lõm là hai biến thể của mũ
Đinh Tự, song bất kể nguyên nhân xuất phát từ phía Phạm Đình Hổ hay
những người sao chép sau này, chúng tôi đều cho rằng cách phân loại
như vậy là bất hợp lý. Kiểu mũ đỉnh phẳng và kiểu mũ lục lăng nên được
coi là biến thể của mũ Bình Đính, riêng kiểu mũ thứ ba Phạm Đình Hổ
miêu tả - “thân tròn may bó, làm bằng vải Thanh Cát, là mũ thông dụng
của sĩ thứ, nha lại và binh lính. Gặp ngày quốc tang thì các quan đại thần
1. (Việt) Vũ trung tùy bút – Quyển thượng – Quan lễ. Nguyên văn:六稜而頂凹,製用南紗者為内監常侍
視事之服
2. (Việt) Loại chí - Lễ nghi chí – Bá quan chương phục chi chế. Nguyên văn: 内監,巾用平頂,後改爲六
棱
Cương mục, Đại Việt sử ký tục biên có nội dung tương tự.
3. Từ điển Việt - Bồ - La. Tr.153, 218.
4. (Hàn) Triều Tiên vương triều thực lục - Túc Tông - Q.23. Nguyên văn: 帶率皆黑衣而着黑巾,巾制甚
高,無論尊卑,盡被頭髮
Người Giao Chỉ trong sách
Boxer Codex, vẽ năm 1590,
đội mũ Lục Hợp (làm bằng
vải), phân biệt với mũ Lục
lăng Bình Đính (làm bằng the
quết sơn).
Tượng chùa Tây
Phương, Hà Nội.