NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 179

217

2.2. Bình Đính 平頂帽
Mũ Ô Sa, áo Thanh Cát vừa

là Thường phục khi vào hoàng
cung chầu vua, vừa là Thị phục
khi vào vương phủ hầu chúa. Năm
1721 thời chúa Trịnh Cương, quy
chế Thị phục được điều chỉnh,
lúc này “khi chúa coi chính sự ở
phủ, bá quan đều đội mũ Bình
Đính, mặc áo Thanh Cát […] khi
chúa tiếp khách ở các, các quan
văn đội mũ Lương Cân, quan võ
đội mũ Yến Vĩ
. Phạm Đình Hổ
còn kể lại rằng, vào các kỳ thi
Hội dưới thời chúa Trịnh Giang
(ở ngôi 1729-1740), tại Đệ nhất
trường, hoàng thượng ngự giá tại
điện Giảng Thư, bá quan đều đội
mũ Phốc Đầu, mặc Bổ phục, thắt
đai, đi hia […] Đến Đệ nhị trường, Đệ tam trường và Đệ tứ trường, phủ
chúa làm thay, các quan theo hầu đều đội mũ Bình Đính, mặc áo Thanh
Cát, thắt thao, đi tất.”

(1)

Tuy nhiên, trên thực tế, mũ Bình Đính đã tồn tại

từ trước năm 1721, với tính chất là trang phục thường nhật của quý tộc
và nho sĩ. Loại mũ này từng xuất hiện trong tranh của S. Baron, tranh
của Jean-Baptiste Tavernier từ thế kỷ XVII.

Theo Phạm Đình Hổ, vào thời Lê Trung Hưng, mũ Bình Đính được

chế thành dạng lục lăng, dáng mũ thấp, là loại mũ sử dụng trong dịp tế
lễ. Về sau loại mũ này tiếp tục được cải tiến, làm mũ thường phục cho
vua quan, vương công và các nho sĩ. Danh phận tôn ti được khu biệt ở
chiều cao và trang sức trên mũ. Riêng loại mũ viên thể Bình Đính

(thân tròn

đỉnh phẳng)

, làm bằng lông đuôi ngựa, sức vàng trên trán là loại mũ thường

nhật của vua chúa và là mũ Thường phục của hoàng tử, vương tử; loại
mũ kiểu lục lăng đỉnh lõm, làm bằng sa Nam là mũ Thường phục của

1. (Việt) Tang thương ngẫu lục – Hạ sách - Hội thí. Nguyên văn: 會試第一場[…]皇上儆蹕御講書殿[…]
百官幞頭補服靴帶[…]第二、第三、第四場,帥府代行,侍從諸臣平頂帽、青吉衣、絛襪

DIỆN MẠO TRANG PHỤC LÊ TRUNG HƯNG

THỂ HIỆN QUA TRANH THỜ VUA LÝ NAM ĐẾ

Qua tranh thờ vua Lý Nam Đế và hoàng hậu có niên đại thế kỷ XVIII

hiện cất giữ tại Bảo tàng Thái Bình, có thể thấy trang phục của bá quan
thể hiện trong tranh trên thực tế là trang phục vào hầu chúa của bá quan
thời Lê Trung Hưng. Trong tranh các quan văn đều đội mũ Bình Đính
bằng sa đen đứng ở hàng trên cùng, các quan võ đội mũ Đinh Tự bằng
gai đỏ (Đa La) đứng ở hàng thứ hai bên tay trái, binh lính và tiểu lại phần
lớn cũng đội mũ Đinh Tự hoặc màu đỏ hoặc màu đen (Thanh Cát) đứng ở
hàng thứ ba. Lối phục sức này khá khớp với miêu tả của Thanh triều văn
hiến thông khảo
(khắc in năm 1787) : “Quan phục, quan văn mũ Ô Sa, áo
cổ tròn, đai, hia; ngày thường thì đội mũ cao làm bằng đoạn màu đen, áo
bào thụng tay làm bằng vải xanh […] quan võ ngày Triều hạ dùng mũ Đa
La Ni đỏ các sắc […] ngày thường dùng mũ màu xanh, áo bào xanh.”

(1)

Tranh thờ vua Lý Nam đế và Hoàng hậu thế kỷ XVIII (Bảo tàng Thái Bình).

(Ảnh: Bùi Trung Sơn).

1. (Trung) Thanh triều văn hiến thông khảo - Q.296 - Tứ duệ tứ - An Nam. Nguyên văn: 冠服文職紗帽圓領
帶靴,平時則用黑色緞高頭帽,青布濶袖袍。武職…朝賀日用紅哆囉呢帽各色[…]平時用青帽青袍

Quan văn An Nam (Jean-Baptiste Tavernier 1605
–1689); Võ quan vinh quy đồ (Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam); Tranh sơn mài vua Lý Nam Đế và
hoàng hậu (Bảo tàng Thái Bình).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.