NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 177

212

213

QUY CHẾ THỊ PHỤC TRIỀU LÊ TRUNG HƯNG

~1661

1661-1721

1721 ~

Mũ Lương Sa,

Áo màu thâm đen

Mũ Ô Sa,

Áo Thanh Cát

- Khi chấp sự và hành lễ:

Mũ Ô Sa, áo Thanh Cát

- Khi chúa coi chính sự ở phủ:

Mũ Bình Đính, áo Thanh Cát.

- Khi chúa tiếp khách ở các:

Quan văn: Mũ Lương Cân

Quan võ: Mũ Yến Vĩ

2.1. Mũ Ô Sa, áo Thanh Cát
* Mũ Ô Sa
Tương tự quy chế

Triều phục, Thường
phục mũ Ô Sa áp dụng
cho bá quan khi chấp sự
và khi vào hầu phủ chúa
cũng được phân làm ba
loại: mũ Ô Sa có chỉ đen
đột nổi, mũ Ô Sa và mũ
Ô Sa đơn dạng
. Trong
đó, mũ Ô Sa là loại mũ
áp dụng cho tuyệt đại đa
số bá quan văn võ, là mũ
Ô Sa trơn theo quy chế
thời Lê sơ.

Mũ Ô Sa có chỉ đen đột nổi theo Phan Huy Chú là mũ Thường phục

của hoàng thái tử, vương thế tử cùng hoàng tử, vương tử làm các chức
tam thái, tam thiếu có tước quận công; hoàng tử, vương tử làm các chức
tả hữu đô đốc có tước quận công; hoàng tử, vương tử làm các chức đô
đốc đồng tri, đô đốc thiêm sự có tước quận công; hoàng tử, vương tử làm
các chức đô hiệu kiểm, đề đốc, đề lĩnh, tham đốc, đô vệ sự có tước quận
công; hoàng tử, vương tử có tước quận công, phân biệt với loại mũ Hắc
Lương Cân của hoàng tử, vương tử chưa được phong tước. Dựa vào danh
xưng của mũ, đối chiếu với loại mũ Ô Sa của Trung Quốc và Triều Tiên
cùng thời, chúng tôi cho rằng đây là loại mũ Ô Sa có cặp chỉ đen to, đột
nổi ở chính giữa phần hậu sơn.

phục Cống sĩ được phép mặc để vào lạy các quan trong trường thi

(1)

,

tương tự trang phục mũ Phong Cân - áo giao lĩnh thời Nguyễn.

Ngoài ra, vào cuối giai đoạn Lê Trung Hưng, trang phục của bá

quan vào hầu chúa cũng được quy định hết sức phiền phức. Từ năm
1721, thời chúa Trịnh Cương triều đình có quy định khi chúa coi chính
sự ở phủ, bá quan đội mũ Bình Đính, mặc áo Thanh Cát, song khi chúa
tiếp khách ở các, các quan văn đội mũ Lương Cân, quan võ đội mũ Yến

(2)

. Nhưng không ít quan lại, đặc biệt là các quan văn võ cấp thấp, quân

lính và nha lại đều ăn vận không đúng quy định. Trên thực tế, các loại mũ
Bình Đính, Lương Cân, Yến Vĩ, Đinh Tự kể trên, bá quan đều có thể đội

vào ngày thường. Vậy nên
Lương Cân và Yến Vĩ được
Vũ trung tùy bút xếp vào
loại trang phục thường thị,
thị sự, song Tang thương
ngẫu lục
lại xếp vào loại
trang phục ngày

thường

(3)

;

mũ Bình Đính được

trung tùy bút xếp vào loại mũ thường nhật của vua quan sĩ thứ, song
đồng thời cũng lại được xếp vào loại trang phục bá quan mặc khi vào
chầu chúa

(4)

; mũ Đinh Tự (Thanh Cát, Đa La) là loại mũ thường xuyên

được quan văn võ cấp thấp, nha lại đội vào chầu cả ở phủ chúa lẫn cung
vua, thậm chí quân dân ngày thường cũng đều được đội

(5)

.

1. (Việt) Lịch đại danh thần sự trạng - Chí khí - Nguyễn Thế Nghi. Nguyên văn: 時貢士入拜場官皆用烏
紗帽、青吉衣
2. (Việt) Vũ trung tùy bút - Quyển hạ - Thần lễ. Nguyên văn: 鄭氏自仁王以前[…]府堂視政,百官用平
頂帽、青吉衣[…]擇閣見客,百官用涼巾、燕尾巾、青吉衣
3. (Việt) Vũ trung tùy bút – Quyển thượng - Quan lễ. 若常侍視事則文用涼巾,武用燕尾巾 (Việt) Tang
thương ngẫu lục
- Thượng sách - Nguyễn Công Hãng. Nguyên văn: 燕服文涼巾,武燕尾巾,青吉衣覆
後, 其次結褶丁字巾
4. (Việt) Vũ trung tùy bút – Quyển thượng - Quan lễ. Nguyên văn: 平頂帽自公相下至吏士,各以制之高
低為等級而御服則以金線別之
5. (Việt) Cương mục. Nguyên văn: 先是官吏軍民常服通用青吉衣,戴丁字巾 (Trước đây, Thường phục
của quan, nha lại, quân, dân đều dùng áo Thanh Cát, đội mũ Đinh Tự);
(Việt) Loại chí, Lê triều tạp kỷ, Đại
Việt sử ký tục biên
. Nguyên văn: 舊制文武大小胥吏軍通服青吉衣,戴丁字巾 (Chế độ cũ, các nha lại văn
võ lớn nhỏ và quân lính đều mặc áo Thanh Cát, đội mũ Đinh Tự)
. Ngoài ra, Loại chí còn dẫn lời Ngô Thì Sĩ
cho biết: 丁字巾樣,至今尚存,制甚卑賤,胥吏軍人同頂“Mũ Đinh Tự, đến nay vẫn còn, nha lại quân
nhân đều đội.”
Chúng tôi cho rằng, cụm từ “quan lại quân dân” trong Cương mục, “văn võ đại tiểu tế lại
quân” trong Loại chí, Lê triều tạp kỷ Đại Việt sử ký tục biên, hay “tế lại quân nhân” trong lời của Ngô Thì
Sĩ đều chỉ quan lại văn võ cấp thấp và binh lính, không nên dịch thành “các quan văn võ, nha lại lớn nhỏ,
binh lính
” như ở một số bản dịch lưu hành hiện nay.

Quan văn đội mũ Ô Sa áo Thanh Cát dạng giao lĩnh trong

Văn quan vinh quy đồ thế kỷ XVIII. (Bảo tàng Mỹ thuật).

Hai bức chân dung tự họa của văn thần Kang Se Hwang

(Khương Thế Hoảng) thời vua Jeong Zo (Chính Tổ) Triều

Tiên. 1. Mũ Ô Sa - Bổ phục - Đai. 2. Mũ Ô Sa, áo giao lĩnh,

dây thao đơn. (Mũ Ô Sa có chỉ đen đột nổi).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.