222
223
Tang thương ngẫu
lục nhận định Lương
Cân và Yến Vĩ là mũ Yến
phục, cũng tức là Tiện
phục. Song trên thực tế
đây cũng là trang phục
bá quan mặc khi vào hầu
chúa. Vũ trung tùy bút
còn cho biết, Nguyễn
Khản và chúa Trịnh Sâm
là bạn áo vải, khi chúa lên ngôi (năm 1765), mỗi khi nghe hát, đều lệnh
cho Nguyễn Khản ngồi hầu, ông đội Lương Cân, mặc Tiện phục, ngồi tựa
giường ngự, cầm chầu điểm hát
(1)
.
Ngoài ra, các sách Cương mục, Loại chí, Đại Việt sử ký tục biên, Lịch
triều tạp kỷ, Vũ trung tùy bút và Tang thương ngẫu lục đều ghi nhận việc
tể thần Nguyễn Công Hãng chế ra các loại mũ dành cho bá quan văn
võ. Song Cương mục, Loại chí, Đại Việt sử ký tục biên đều gọi mũ Lương
Cân là mũ Trùng Diệp, mũ Yến Vĩ là mũ Đơn Diệp
(2)
, riêng Cương mục
còn dẫn lời Ngô Thì Sĩ cho biết: “Những năm Bảo Thái (1720-1729) của
bản triều mới đặt ra quy chế quan võ đội mũ Đơn Diệp, quan văn đội
mũ Trùng Diệp […] Tể thần Nguyễn Công Hãng chiết tự theo tự dạng của
chữ Văn, chữ Võ mà chế ra hai loại mũ này.”
(3)
Phạm Đình Hổ giải thích
“Lương Cân là mũ lá”, “Yến Vĩ cân là mũ đuôi én”
(4)
. Mục Tang nghi,
Tang phục trong Lễ nghi chí, Phan Huy Chú cho biết, khi có quốc tang,
phàm mũ bằng sa đoạn Bắc, mũ Lương Cân và mũ Yến Vĩ lục lăng đều
1. (Việt) Vũ trung tùy bút - Quyển hạ - Tiên Điền Nguyễn tộc. Nguyên văn: 王每賞歌多命長公侍坐以涼
巾便服倚御床,操桴點閱
2. (Việt) Cương mục. Nguyên văn: 先是官吏軍民常服通用青吉衣,戴丁字巾。至是參從阮公沆議行
改定[…]黎史續編註:文武自一品至三品,春夏衣用北紗,秋冬用北緞,竝玄色。巾,文用重葉,
武用單葉。
(Theo quy chế cũ, nha lại, binh lính đều mặc áo Thanh Cát, đội mũ Đinh Tự, đến đây, Tham
tụng Nguyễn Công Hãng kiến nghị cải đổi […] Lê sử tục biên chú thích: Quan văn võ từ nhất phẩm đến tam
phẩm, mùa xuân - mùa hạ dùng the Bắc, mùa thu - mùa đông dùng đoạn Bắc, đều dùng màu huyền. Mũ, quan
văn dùng mũ Trùng Diệp, quan võ dùng mũ Đơn Diệp; (Việt) Loại chí - Lễ nghi chí – Bá quan chương phục
chi chế. Nguyên văn: 舊制文武大小胥、吏軍通服青吉衣,戴丁字巾,無貴賤尊卑之別[…]巾,文用
重葉,武用單葉
3. (Việt) Loại chí - Lễ nghi chí - Bá quan chương phục chi chế. Nguyên văn: 本朝保泰間始制武官頂單葉
巾,文官丁重葉巾[…]宰臣阮公沆折文武樣字為此巾制
4. (Việt) Nhật dụng thường đàm. Tr.63.
là La Đà Ni”
(1)
. Các từ Đa La, Đa La Ni hay La Đà Ni thực chất đều chỉ
cùng một loại vải gai, phần lớn có màu xanh và đỏ
(2)
. Kết hợp các ghi
chép trên với tư liệu tranh tượng hiện còn, có thể khẳng định, mũ Đa
La, Thanh Cát đều có kiểu dáng như mũ Đinh Tự. Mũ Đa La được gọi là
Đa La là bởi được làm từ chất liệu “đa la”, tương tự trường hợp của mũ
Thanh Cát. Mũ Thanh Cát được làm bằng vải Thanh Cát màu đen nên
Phạm Đình Hổ xếp vào dạng mũ thứ ba của mũ Đinh Tự. Trang phục
mũ Đa La có thể kết hợp với áo Đa La, cũng có thể kết hợp với áo Thanh
Cát, áo gấm xanh.
Các loại áo này phần lớn có kiểu giao lĩnh, song cũng có loại áo cổ
tròn cộc tay tương tự áo Mã Quái như miêu tả của Thanh triều văn hiến
thông khảo.
2.4. Lương Cân, Yến Vĩ 涼巾、燕尾
Tham tụng Nguyễn Công Hãng nhận thấy “từ thời Trung Hưng về
sau, phẩm phục chưa được chính đáng, khi đi sứ liền phỏng tìm quy chế
nhà Minh đem về nước, đến khi làm tể tướng, định lại phẩm phục”, theo
đó quy định: “Yến phục, quan văn đội Lương Cân, quan võ đội mũ Yến Vĩ,
áo Thanh Cát có phú hậu, thứ đến là mũ Đinh Tự kết hợp với áo có lót.”
(3)
1. (Việt) Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa. Tr.119.
2. Chất liệu này trong sách Bang giao chí chép là 荄蘿 “gai la”, có màu xanh và đỏ. Theo Hán điển zdic.net
thì Đa La Ni trong tiếng Hán chỉ chất liệu nỉ dệt bằng len tương đối dày.
3. (Việt) Tang thương ngẫu lục – Thượng sách - Nguyễn Công Hãng. Nguyên văn: 以中興來,章服未
正,奉使時訪求明制以歸,及相,定品服[…]燕服文涼巾,武燕尾巾,青吉衣覆後, 其次結褶丁字
巾
(Việt) Vũ trung tùy bút - Quyển thượng - Quan lễ. Nguyên văn: 阮相公沆北使訪求故明典憲,回國
典定章服[…]若常侍視事則文用涼巾,武用燕尾巾,則阮公所製也
(Năm Khang Hy thứ 57, Tể tướng
Nguyễn Công Hãng đi sứ Bắc quốc phỏng tìm điển hiến cũ của nhà Minh, về nước đặt định chương phục
[…] Vào buổi Thường thị, thị sự thì quan văn dùng Lương Cân, quan võ dùng mũ Yến Vĩ, đều do ông Nguyễn
Công Hãng chế ra cả).
Bức họa vua Lê xuất cung do Samuel Baron vẽ năm 1685 (The Description of Tonqueen). Trang
phục mũ Đinh Tự, áo giao lĩnh thể hiện qua hình tượng vua Lê trong tranh rất có thể là bộ trang
phục vua sử dụng khi để tang.
Quan Văn đội mũ
Trùng Diệp (lá kép),
còn được gọi là Lương
Cân, phỏng theo hình
dạng chữ Văn.
Quan Võ đội mũ Đơn
Diệp (lá đơn), còn được
gọi là mũ Yến Vĩ (đuôi
én), phỏng theo hình
dạng chữ Võ.