226
227
có thể chứa tóc, hoặc
(người nước ta)
có lúc đội
Bức Cân.”
(1)
Qua miêu tả của Phạm Đình Hổ, có
thể thấy mũ Bát Tiên thực chất là mũ Mã Vĩ
Bao Đính. Hai loại mũ này đều có thân tròn,
đỉnh phẳng tương tự mũ viên thể Bình Đính
của vua Lê, chúa Trịnh. Nhìn chung, mặc dù
có nhiều tên gọi khác nhau, với chiều cao
và trang sức khác nhau, song kiểu mũ dạng
ống đỉnh bằng rõ ràng đã từng rất phổ biến
vào thời Lê Trịnh.
Riêng Bức Cân, ngay từ thời Hồ, Nguyễn
Phi Khanh đã miêu tả Chương Túc hầu Trần
Nguyên Đán đội “Bức Cân đủng đỉnh leo lên
núi”
(2)
, chứng tỏ Bức Cân đã xuất hiện ở Việt
Nam từ khá sớm. Bức Cân có kiểu dáng tương tự mũ ni, song hai bên mang
tai có hai dải thắt, thắt lại sau đầu. Loại khăn - mũ này thường được kết hợp
với Thâm y, vốn là một trong những bộ trang phục trang trọng của nho
sĩ, từng hết sức phổ biến tại Trung Quốc và
Triều Tiên. Vào thời Lê Trung Hưng, theo
cách nói của Phạm Đình Hổ, dường như
tần suất sử dụng Bức Cân không phổ biến
như mũ Bao Đính, song thi thoảng vẫn có
người sử dụng. Và cũng theo ông, đối tượng
sử dụng Bức Cân tại Việt Nam không chỉ
có nho sĩ mà còn có cả người dân thường.
Chúng ta có thể thấy Bức Cân qua tranh
chân dung Nguyễn Siêu, phù điêu chân
dung Ngô Thì Sỹ, tượng Vũ Miên, tranh
chân dung thân mẫu họa sĩ Nam Sơn, và
bức ảnh Albert Kahn chụp một vị kỳ lão ở
ngoại ô Hà Nội năm 1920.
1. (Việt) Vũ trung tùy bút – Quyển thượng – Quan lễ. Nguyên văn: 我國無緇布冠而包頂亦所以斂髮,或時
戴幅巾
Bản dịch của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến có nhiều lỗi dịch thuật, đặc biệt ở phần khảo về áo mũ.
2. Thơ văn Lý Trần. Tập 3. Tr.494. Thanh Hư động ký. Nguyên văn: 幅巾徜徉以登乎岩之上
Bức tranh Chân dung mẹ tôi (Gia
từ cận tượng) của họa sĩ Nam Sơn,
vẽ năm 1932.
Tranh chân dung Nguyễn Siêu, thế kỷ XVIII (Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).
Tượng Vũ Miên (1717 - 1782) đội
Bức Cân, mặc áo giao lĩnh, thờ tại
nhà thờ dòng họ Vũ tại thôn Ngọc
Quan, Bắc Ninh.