NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 185

228

229

1. Lễ phục
Thông tin duy nhất

liên quan đến Lễ phục
của hậu phi triều Lê sơ là
những dòng miêu tả của
Nguyễn Trãi trong tờ chế
ban tặng Chiêu Nghi làm
Hoàng Thái phi. Sách
Tang thương ngẫu lục cho
biết: “Văn của Nguyễn Trãi
hùng hồn có khí lực như
tác phẩm
Bình Ngô đại
cáo, Lam Kinh Vĩnh Lăng
thần đạo bi được viết vào
thời Thuận Thiên (1428-
1433), chép trong
Thực lục,
ở đây không nhắc lại nữa.
Vào thời Thiệu Bình (1434-
1439), tờ
Chế tặng Chiêu
Nghi làm Hoàng Thái phi, ông viết: ‘[…] Khảo xét di chế Thành Chu, nên
phong Thái Phi danh phận, để sáng tỏ công lao bảo hựu, để vẹn tròn nghi
lễ ai vinh. Than ôi! Lễ phục Vĩ Địch, vẻ vang không kể mất còn; nấm mộ
tuyền đài, trang trí sáng ngời trời đất
.”

(1)

Dựa vào nội dung tờ chế, có

thể thấy Lễ phục của Hoàng Thái Phi thời vua Lê Thái Tông là Vĩ Địch,
loại Lễ phục đặt định theo quy chế của nhà Chu, được coi là chuẩn mực
của Nho giáo. Đây cũng là dạng Lễ phục chung của hậu phi các triều
Tống - Minh, Triều Tiên và Lưu Cầu. Theo Chu lễ, Vĩ Địch là Lễ phục tôn
quý nhất trong sáu loại trang phục của hậu phi, tương đương với trang
phục Cổn Miện của hoàng đế. Bộ trang phục này vừa là Tế phục kiêm
Triều phục, đồng thời cũng là cát phục của hoàng hậu, phi tần sử dụng
trong các dịp đại lễ sách phong và hôn lễ. Vĩ Địch vốn có màu đen huyền,
thêu vẽ hoa văn chim trĩ. Từ thời Đường trở về sau sắc áo được đổi sang

1. (Việt) Tang thương ngẫu lục - Lê Công Trãi và (Việt) Ức Trai di tập - Q.3. Nguyên văn: 粵考成周之遺
制,宜加大妃之新封,於以彰保佑之功,於以盡哀榮之禮。於戲!褘翟命服,流輝無間其存亡;馬
鬣漏泉,賁飭有光於溟漠

Trên đây là một số kiểu mũ mão thường nhật của quan lại quý tộc

được nhắc đến trong sử liệu mà chúng tôi hiện khảo được. Trên thực tế,
kiểu dáng mũ mão của các văn nhân, nho sĩ, quý tộc thời Lê chắc hẳn
phong phú, đa dạng hơn nhiều so với ghi chép của sử liệu. Sau này vào
đầu thời Nguyễn, với ý muốn cải đổi trang phục cho khác hẳn tiền triều
ở Đàng Ngoài, triều đình nhà Nguyễn đã ra sức cấm các loại mũ từng
được sử dụng phổ biến vào thời Lê. Đây cũng chính là nguyên do khiến
chúng ta thấy người triều Nguyễn sang hèn đều đồng loạt búi tóc vấn
khăn, mặc áo dài cài khuy, những kiểu mũ thường nhật dành cho bá
quan và nho sĩ phần lớn đã tuyệt tích.

III. TRANG PHỤC HẬU CUNG

Tư liệu trang phục hậu cung thời Lý, Trần, Hồ, Lê hiện thấy không

ngoài một số pho tượng được tạo dựng vào thế kỷ XVII, XVIII mang
những nét trang phục đặc trưng của mệnh phụ thời Lê Trung Hưng. Dựa
vào tính đồng đại và những đặc điểm chung của các pho tượng, chúng ta
cũng chỉ có thể đoán định được một phần nào trang phục của chính triều
Lê Trung Hưng, không thể loại suy trang phục của các triều đại khác. Dĩ
nhiên, một số kiểu áo như áo giao lĩnh, cổ tròn, tứ thân đối khâm đã xuất
hiện từ thời Lý - Trần, song sự kết hợp giữa các dạng y phục và trang sức
để tạo nên bộ Lễ phục, Thường phục dành cho hoàng hậu, vương phi và
công chúa v.v. mỗi thời mỗi khác biệt.

Thân sĩ thời Lê Trung Hưng đội mũ the Bình Đính. (Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).

Vĩ Địch 褘翟. 1. Mũ Phượng Quan và áo Vĩ Địch của

hoàng hậu nhà Minh (Tam tài đồ hội); 2. Đồ giải trang sức

mũ của vương hậu Triều Tiên (Bảo tàng Cố cung Quốc lập

Seoul); 3. Hai tấm áo Vĩ Địch của vương hậu Triều Tiên

hiện cất giữ tại Đại học Sejong Hàn Quốc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.