NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 187

232

233

ngoài. Ngoài ra, một số hình
tượng công chúa, mệnh phụ
thể hiện trên các pho tượng
thờ tại chùa Phổ Minh, Quán
Sứ, Thổ Hà v.v. có niên đại thế
kỷ XVII, XVIII đều mặc một
loại váy dài quây ngang ức,
được thắt lại bằng dải lụa ở
dưới ngực, ngoài cùng khoác
áo đối khâm, hầu hết đều xõa
tóc theo tục để tóc thời Lê
Trung Hưng. Các dạng trang
phục thể hiện trên các pho
tượng này nhiều khả năng
đều được tả thực.

Chúng tôi cho rằng, kiểu mũ tương tự vương miện, mang hơi hướng

tôn giáo, kết hợp với các dạng áo giao lĩnh, tứ thân đối khâm, vân kiên,
dải trang sức anh lạc, thậm chí phối với tràng hạt có thể là một trong
những bộ Lễ phục của hậu phi nhà Lê Trung Hưng.

2. Tiện phục
Dựa vào các pho tượng Hoàng hậu Trường Lạc (chùa Huy Văn), Hoàng

hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (chùa Bút Tháp), tranh chân dung Nhụ nhân Bùi
Thị Giác thế kỷ XVIII và các bức tranh mệnh phụ An Nam trong Hoàng
Thanh chức cống đồ
, có thể thấy vào ngày thường, trang phục của các bà
hậu phi, mệnh phụ thời Lê Trung Hưng, phần lớn vẫn là dạng áo giao lĩnh,
áo tứ thân thụng tay, có thể còn có một lớp áo Sam mỏng mặc choàng ra

1. Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (chùa Bút Tháp, Bắc

Ninh); 2. Công chúa Mạc Ngọc Lâm, chùa Phổ Minh,

Nam Định. (Ảnh: TQĐ).

Chân dung Minh Nhẫn Nhụ nhân Bùi Thị Giác (1738 - 1805)
(Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).

Công chúa Lê Thị Ngọc Quyến (chùa Bút Tháp, Bắc Ninh); Phu nhân Quận công Nguyễn Thế Mỹ

(Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam); Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ (chùa Bút Tháp); Chiêu nghi Lê Thị

Ngọc Hoàn; Hoàng hậu Ngọc Bạch; Hoàng hậu người Hà Lan (chùa Mật Sơn, Thanh Hóa).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.