NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 188

234

235

hai chiếc sừng”

(1)

. Chứng tỏ da trâu là một

trong những nguyên liệu chính để may quân
phục, đặc biệt là Giáp Trụ của tướng lĩnh.

Mặt khác, không ít lăng mộ của vua quan

tướng lĩnh triều Lê đều có tượng tướng sĩ mặc
Giáp Trụ đứng canh gác, mô thức tạo tượng
gần như đồng nhất. Điều đó cho thấy ngoài bộ
Giáp Trụ giản tiện như Thanh triều văn hiến
thông khảo
ghi nhận, quân trang của triều Lê
Trung Hưng còn có quy chế Giáp Trụ riêng
biệt. Có điều, bộ Giáp Trụ thể hiện trên các pho
tượng tướng sĩ thời Lê Trung Hưng thường đa
dạng về kiểu cách. Trước tình trạng thiếu hụt
tư liệu văn tự và hiện vật để đối chứng, chúng
tôi chưa thể xác định được đâu là bộ Giáp Trụ
chuẩn mực của tướng sĩ triều Lê. Song chúng
tôi mạnh dạn đặt giả thiết Giáp Trụ triều Lê
không chỉ có một kiểu dáng đơn nhất, có thể

có một số quy chế Giáp Trụ riêng biệt áp dụng đối với một số hạng tướng
tá khác nhau.

2. Nón sơn 漆笠
Quy chế Triều phục dành cho ban võ của triều Lê Trung Hưng kế

thừa quy chế Triều phục năm 1500 thời vua Lê Hiến Tông, quy định: các
quan võ tứ, ngũ phẩm đội nón bạc, lục phẩm trở xuống đội nón son

(2)

. So

sánh quy chế năm 1661, 1721 và 1725 chép trong Cương mụcLoại chí,
có thể thấy khái niệm nón sơn son, nón sơn bạc đồng nhất với khái niệm
nón son, nón bạc. Ngoài ra, Lê triều thiện chính điển lệCương mục
đều cho biết, trên chóp của hai loại nón này còn được đính hồng mao

(3)

.

1. (Việt) Lê triều hội điển. Tr.98.
2. (Việt) Toàn thư - Mục tháng 10 năm 1500. Nguyên văn: 四品至五品,冠武用銀笠,文用幞頭無飾[…]
六品以下,冠武用朱笠,文用幞頭無飾

“Tứ phẩm tới Ngũ phẩm, mũ thì quan võ dùng Nón bạc, quan văn

dùng mũ Phốc Đầu không trang sức […] Lục phẩm trở xuống, mũ thì quan võ dùng nón son, quan văn dùng
mũ Phốc Đầu không trang sức”.
(Việt) Cương mục - Mục tháng 11 năm 1725. Nguyên văn: 四五品,武銀
笠,文幞頭鍮飾。六品以下,武朱笠,文幞頭無飾,法官獬豸

“Tứ, ngũ phẩm, quan võ dùng nón bạc,

quan văn dùng mũ Phốc Đầu sức thau. Lục phẩm trở xuống, quan võ dùng nón son, quan văn dùng mũ Phốc
Đầu không trang sức. Pháp quan đội mũ Giải Trãi”.
3. (Việt) Cương mục - Mục tháng 6 năm 1661. Nguyên văn: 銀笠頂綴紅毛, 朱笠頂綴紅毛

IV. TRANG PHỤC QUÂN ĐỘI

Thời Lê Trung Hưng, mũ

Phốc Đầu và các dạng nón sơn
vẫn được duy trì làm mũ Triều
phục, Thường phục dành cho
các chức quan võ cấp cao. Các
biến thể của mũ Đinh Tự, Tứ
Phương Bình Đính được quy
định làm quân trang cho các
chức quan võ cấp thấp và binh
lính. Phần trên, chúng tôi đã lần
lượt trình bày quy chế của các
loại mũ Phốc Đầu, Thanh Cát,
Đa La. Ở phần này, chúng tôi sẽ
tiếp tục trình bày quy chế cụ thể
của các dạng nón sơn và thử lần
tìm diện mạo trang phục Giáp
Trụ áp dụng cho một số đội
quân đặc biệt của triều đình.

1. Giáp Trụ 甲胄
Lê Thánh Tông từng ra chỉ

dụ nói: “Những thứ áo Giáp, mũ Trụ là để khí thế quân đội thêm trang
nghiêm.”

(1)

Song cũng như thời Lý, Trần, Hồ, Giáp Trụ thời Lê chỉ còn lại

danh xưng, không có miểu tả cụ thể về kiểu dáng, trang sức. Theo Thanh
triều văn hiến thông khảo
, binh chế triều Lê Trung Hưng “coi áo Đa La
Ni kết hợp với mũ là Khôi Giáp

(tức Giáp Trụ)

.”

(2)

Một số pho tượng quân sĩ

tại lăng Dinh Hương (Bắc Giang) và phù điêu gỗ chùa Cói (Vĩnh Phúc)
thế kỷ XVI, đều đội mũ Trụ hẹp vành kết hợp với áo giao lĩnh, có thể là
khái niệm Khôi Giáp mà Văn hiến thông khảo của nhà Thanh ghi nhận.

Tuy nhiên, theo quy chế binh dụng chép trong Lê triều hội điển,

“trước kia, tất cả trấn thủ các xứ và các chợ trong kinh đều phải nộp 100
tấm da trâu để may quân phục, đồng thời phải nộp kèm mỗi bộ da trâu

1. (Việt) Toàn thư - Mục ngày 9.4.1496. Nguyên văn: 上諭天下官員百姓等:甲冐之属,所以壮軍容
2. (Trung) Thanh triều văn hiến thông khảo - Q.296 - Tứ duệ tứ - An Nam. Nguyên văn: 兵制以哆囉呢加
帽謂之盔甲

Quan võ triều Lê Trung Hưng trong tranh của Jean-

Baptiste Tavernier (1605 - 1689).

Vị quan võ đánh số 1 được chú thích: Đại thần

của Vương quốc Đông Kinh; vị quan võ được đánh

số 4 được chú thích: Quan võ hoặc sĩ quan chiến

tranh? Theo quy chế Triều phục của võ quan thời

Lê Trung Hưng, xếp theo thứ hạng tôn ti, lần lượt

gồm: mũ Phốc Đầu, nón sơn bạc đính hồng mao,

nón sơn son đính hồng mao, mũ Thanh Cát, mũ Đa

La. Vậy nên vị “Đại thần của Vương quốc Đông

Kinh” và hai vị võ quan trong tranh hẳn đội nón sơn

bạc đính hồng mao. (Trong các hình vẽ trên, Bổ tử

trên ngực áo các quan đều bị che khuất).

Quan võ triều Lê Trung Hưng

xõa tóc, đội nón sơn chóp đính

hồng mao. (Những khu truyền

giáo của cha Marini).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.