NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 190

238

239

(thời Hán) viết: ‘Khăn phủ
lên búi tóc gọi là khăn Trách
[…] Loại khăn này vốn được
sử dụng trong dân gian, cuối
thời Tây Hán sang hèn đều sử
dụng, người bình dân không
đội mũ, quý tộc đội mũ thì đội
lên trên Trách […] Đến thời
Hán Văn Đế kiểu dáng khăn
Trách được thay đổi như nới
rộng vành khăn, gia thêm hai
diềm che tai, đồng thời che
đỉnh đầu.’[…]
Hậu Hán thư -
Dư phục chí hạ viết: ‘Đến thời
Hiếu Văn liền chỉnh vành
khăn cao lên, cho thêm diềm
che tai, đôn khăn lên làm vòm
mũ, chạm vào phía sau thì thu lại, quần thần trên dưới sang hèn đều đội
[…] Đám võ lại thường đội Trách màu đỏ, cho được uy nghiêm.’”
Chúng
ta chưa rõ loại Trách màu đỏ trông như mào gà tại Việt Nam rốt cuộc có
hình dạng cụ thể ra sao, song ít nhất đây cũng là một trong những dạng
quân trang của hạng lính “tiểu tốt” thời Lê Trung Hưng.

Mão (1782-1783) quân Tam
phủ làm loạn, cậy công làm
càn, nhiều người đội nón
Viên Cơ để lẫn với lính, dần
chuyển thành tục […] Đến
năm Bính Ngọ (1786) trong
nước có biến, lại bỏ Viên
Cơ đội Cẩu Diện […] nón
Trạo không còn thấy nữa.”

(1)

Như vậy, quân lính thời Lê
Trung Hưng ngoài một số
loại mũ như Đa La, Thanh
Cát, còn sử dụng nón làm
quân trang. Nón quân trang
ít nhất có nón Trạo và nón
Viên Cơ, nhưng từ năm 1786
trở về sau, các loại nón này
dần bị loại bỏ. Một số tranh
vẽ võ quan, binh lính triều
Lê Trung Hưng xuất hiện
một số dạng nón mũ, song
danh xưng và quy chế cụ thể

của các loại nón mũ này hiện vẫn chưa có tư liệu văn tự để có thể đối
chiếu.

Ngoài ra, đối với quân trang của một số hạng lính cấp thấp, ngoài

bộ khinh trang mình trần đóng khố như hình tượng lính Giao Chỉ vẽ
trong Boxer Codex năm 1590, Phạm Đình Hổ qua câu chuyện Người
nông phu lên kinh
còn cho biết: “Một tên lính đội Trách màu đỏ, tục
gọi là Kê Quan cân (mũ mào gà)
, tay cầm kiếm, là người quen cũ, thấy
nông phu liền mừng rỡ, cởi Trách đội cho anh ta.”

(2)

Trung Quốc y quan

phục sức đại từ điển (Tr.119) định nghĩa: Phương ngôn của Dương Hùng

1. (Việt) Vũ trung tùy bút - Quyển thượng - Lạp. Nguyên văn: 軍士帶掉笠俗名嫩掉榮[…]至如清乂
二處,通戴圓箕笠俗名嫩乂[…]壬寅癸卯年,三府兵亂,挾功肆行,人多戴圓箕笠以混之,輾轉成
俗. 丙午年國變,復捨圓箕笠而笱面[…]掉笠不復見矣
2. (Việt) Tang thương ngẫu lục - Thượng sách - Như kinh nông phu. Nguyên văn: 一卒赤幘 俗号雞冠巾 而
執劍,其故人也,見農夫驚喜,脫幘戴之

Một số dạng mũ Trụ thể hiện trên các pho tượng tướng

sĩ thời Lê Trung Hưng.

Tượng tướng sĩ tại lăng Thái phi Nguyễn Thị Ngọc

Diễm, làng Đa Bút, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc,

Thanh Hóa. (Ảnh: TQĐ).

Hình tượng binh lính trên chạm khắc gỗ (Le Đình) và tượng lính canh lăng Dinh Hương

(Bắc Giang) đội mũ Trụ, mặc áo giao lĩnh. (Ảnh: TQĐ).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.