NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 191

240

241

Các loại quần áo kiểu Khách còn thấy phải đổi theo thể chế quốc tục […]
Đàn ông, đàn bà mặc áo trực lĩnh ngắn tay

(tức áo giao lĩnh với chiều dài ống

tay áo chấm đến cổ tay)

, ống tay áo rộng hẹp cho được tùy tiện. Áo thì từ hai

bên nách trở xuống đều nên may khép lại, không được để mở, không được
chiết eo. Riêng đàn ông nếu muốn mặc áo cổ tròn hẹp tay để tiện làm
việc cũng được. Lễ phục dùng áo trực lĩnh ống tay dài, hoặc may bằng
vải Thanh Cát, hoặc vải thâm, hoặc vải trắng tùy nghi.”

(1)

Trịnh Hoài

Đức cũng cho biết, trước khi diễn ra cuộc cải cách y phục Đàng Trong
năm 1744, người Việt tại thành Gia Định vẫn tuân theo tập tục cũ của
Giao Chỉ, người dân xõa tóc đi chân đất, nam nữ đều dùng áo trực lĩnh
ngắn tay, áo may khép lại hai bên nách, không có quần, đàn ông dùng
một khổ vải quấn quanh eo, đến dưới mông thì bó lại thắt vào vùng rốn,
gọi là cái khố, đàn bà có loại váy quây không gấp nếp, đội nón lớn

(2)

. Qua

lời ghi nhận của Lê Quý Đôn và Trịnh Hoài Đức, có thể thấy loại áo giao
lĩnh sử dụng rộng rãi đương thời không chiết eo và cũng không xẻ vạt
quá cao như loại áo dài kiểu Khách, tiền thân của dạng áo dài năm thân.
Mặt khác, nam giới thường dân người Việt thường chỉ đóng khố, mặc
trùm áo giao lĩnh ra bên ngoài, nhất là ở những vùng đất quanh năm
nóng bức. Kiểu cách trang phục này chúng ta còn tìm thấy trong mô tả
của quan nhà Thanh, Lý Tiên Căn, “đàn ông đàn bà đều mặc áo cổ lớn,

1. (Việt) Phủ biên tạp lục. Phong tục. Nguyên văn: 丙寅春,設鎮撫衙門。七月始,曉以本國衣服自
有制度,本地方從前亦維遵用國俗,玆恭奉上德,寧輯邊方,中外混同,政俗所當齊一。諸見存常
服客樣衣裙,應改從國俗体製[…]男婦直領短袖衣,其袖口或濶或狹隨意所便。其衣自兩腋以下並
須合縫,不許開折。維男人或欲著圓領狹袖衣以便作事亦咱。礼服用直領長袖衣,或青吉布,或緇
布,或白布隨宜
2. (Việt) Gia Định thành thông chí - Phong tục. Nguyên văn: 惟我越之人循習交趾舊俗[…]庶被髮跣足,
男女皆直領短袖衣,合縫兩腋,無裙袴。男用布一股,纏腰至尻下裹勒之臍,名之曰褲。女有無摺
圍裙,戴大笠

V. TRANG PHỤC DÂN GIAN

1. Y phục
Nếu coi áo dài cổ đứng cài

khuy là quốc phục của triều Nguyễn
thì áo giao lĩnh - tràng vạt hẳn phải
là quốc phục của triều Lê. Đây là
dạng trang phục từng được sử dụng
rộng rãi trên toàn cõi Á Đông.

Vào năm 1681, Jean Baptiste

Tavernier mô tả cách ăn mặc của
người Việt trang trọng và đơn giản.
Đó là một cái áo dài đến gót chân,
gần giống áo dài của Nhật Bản
, đàn ông và đàn bà ăn mặc giống nhau
không phân biệt. Áo dài họ mặc được thắt ở khoảng giữa thân bằng một
cái thắt lưng lụa, đeo đồ vàng, bạc đánh rất đẹp.

(1)

Loại áo dài gần giống

kimono của người Nhật, được đàn ông và đàn bà Đại Việt thời Lê sử
dụng rộng rãi chính là áo giao lĩnh. Qua sắc lệnh của triều đình Lê Trịnh
yêu cầu nhân dân vùng Thuận Hóa, vốn nhất loạt đổi mặc áo dài cổ
đứng từ năm 1744, phải đổi lại y phục, có thể thấy kiểu áo giao lĩnh và áo
cổ tròn trong quan niệm của triều đình nhà Lê chính là dạng áo “quốc
tục”. Lê Quý Đôn cho biết: “Mùa xuân năm Bính Dần, đặt Trấn phủ Nha

môn

(ở Thuận Hóa)

. Bắt

đầu từ tháng 7, tuyên
rõ dụ rằng: Y phục
bản quốc

(chỉ y phục nhà

Lê)

có chế độ riêng, địa

phương này trước đây
cũng tuân theo quốc
tục. Nay cung vâng
Thượng đức, dẹp yên
biên phương, trong
ngoài thống nhất,
chính trị và phong tục
cũng nên như một.

1. Tập du ký mới và kỳ thú về vương quốc Đàng Ngoài (1681). Tr.43.

Áo Tứ Điên cổ tròn thời Trần và áo giao lĩnh

tràng vạt thể hiện trong bức tranh Giảng học

đồ thế kỷ XVIII. (Cục bộ. Bảo tàng Lịch sử).

Người Giao Chỉ (Đàng Ngoài) và người Quảng Nam (Đàng

Trong) trong Boxer Codex (năm 1590).

Áo giao lĩnh, còn gọi là trực lĩnh (cổ thẳng), đại lĩnh (cổ lớn), trường

lĩnh (cổ dài). Một số chiếc áo giao lĩnh thời Lê Trung Hưng khai quật

tại vườn đào Nhật Tân (Ảnh: GS.TS. Nguyễn Lân Cường cung cấp).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.