236
237
Lê triều hội điển còn
ghi nhận loại nón son
dành cho tạo sĩ, võ cử
nhân là “nón sơn son, hai
diềm che tai viền thau.
Mỗi chiếc chuẩn cho 8
mạch, 3 lạng hồng mao”
(1)
tương tự quy chế mũ Phốc
Đầu của tiến sĩ ban văn.
3. Các dạng trang
phục khác
Sử sách chính thống
thường chỉ tập trung mô
tả quy chế áo mão của
bá quan văn võ cấp cao,
hiếm khi nhắc tới quân
trang của một số hạng
lính “tiểu tốt”. Loại chí,
Lê triều hội điển, Lê triều
chiếu lệnh thiện chính
là những cuốn sách ghi
chép tỉ mỉ nhất về quy chế
trang phục của bá quan
triều Lê Trung Hưng, song cũng không nhắc tới những loại nón phổ biến
vào thời Lê sơ như nón Thủy Ma, nón da, nón ngà trắng v.v. Tương tự,
Hội điển của triều Nguyễn cũng không đề cập tới quy chế cụ thể của
những dạng nón được áp dụng làm quân trang đương thời. Trong khi đó,
khó có thể phủ nhận rằng việc sử dụng nón làm quân trang đã được kế
thừa muộn nhất là từ thời Lê sơ tới thời Nguyễn.
Riêng loại nón áp dụng cho binh lính thời Lê Trung Hưng, chúng
ta chỉ tìm thấy vài dòng ghi chép ít ỏi của Phạm Đình Hổ qua Vũ trung
tùy bút. Ông cho biết: “Quân lính đội Trạo lạp, tục gọi là nón chèo vành
[…] Đến như hai vùng Thanh Nghệ thì người ta đều đội Viên Cơ lạp
(viên
cơ: cái sọt tròn)
, tục gọi là nón Nghệ […] Đến khoảng năm Nhâm Dần, Quý
1. (Việt) Lê triều hội điển (A.52). Nguyên văn: 硃漆笠,兩耳繞鍮
QUY CHẾ NÓN SƠN
ÁP DỤNG CHO BAN VÕ TRIỀU LÊ TRUNG HƯNG
Năm 1661
(theo Cương mục)
Năm 1721
(theo Loại chí)
Loại
nón
Nón sơn bạc
đính hồng
mao
Nón sơn son
đính hồng
mao
Nón sơn bạc
đính hồng
mao
Nón sơn son đính
hồng mao
Đối
tượng
và
trang
phục
đi
kèm
Hoàng tử,
vương tử
phong đô
hiệu điểm,
đề đốc, tham
đốc, đề lĩnh
gia phong
quận công
Trang phục:
Áo đỏ - Bổ tử
Sư tử - Thao
kép xâu ngọc
- Cầm kiếm
Tam phẩm,
tứ phẩm gia
phong tước
hầu
Trang phục:
Áo đỏ - Bổ
tử Voi - Thao
đơn - Cầm
kiếm
Hoàng tử,
vương tử chức
đô hiệu kiểm,
đề đốc, đề
lĩnh, tham
đốc, đô vệ sự
mà có tước
quận công
Trang phục:
Áo đỏ - Bổ tử
Sư tử - Thao
kép xâu ngọc -
Cầm kiếm
Đô chỉ huy sứ, đô
chỉ huy đồng tri,
đô chỉ huy thiêm
sự, chỉ huy sứ, chỉ
huy đồng tri, chỉ
huy thiêm sự, tổng
tri, đồng tổng tri,
thiêm tổng tri tước
hầu
Trang phục: Áo
giao lĩnh đỏ - Bổ tử
Voi - Thao đơn
Nhị phẩm gia
phong tước
hầu
Trang phục:
Áo đỏ - Bổ tử
Voi - Dây thao
đơn - Cầm
kiếm
Ngũ, lục, thất
phẩm
Trang phục:
Áo đỏ không
đính Bổ tử -
Dây thao đơn
- Cầm kiếm
Đô hiệu kiểm,
đề đốc, đề
lĩnh, tham
đốc, đô vệ sự
tước quận
công
Trang phục:
Áo đỏ - Bổ tử
Hổ báo - Thao
kép - Cầm
kiếm
Đô lễ, trấn điện
quân tướng quân,
lực sĩ hiệu úy,
thiên hộ, quản
lãnh, đô úy, trung
úy, lang tướng,
bách hộ, đề hạt, tả
hữu tiền hậu lang
tướng, võ úy, vệ
úy (chánh - phó
không phân biệt)
Trang phục: Áo
giao lĩnh đỏ không
có Bổ tử - Thao
đơn. Chức trấn
điện cầm kiếm và
dùi đồng, còn lại
cầm kiếm
Đô hiệu điểm,
đề đốc, tham
đốc, phó đô
đốc, lãnh thự
vệ, tả hữu hiệu
điểm tước hầu
Trang phục:
Áo đỏ - Bổ tử
Voi - Thao đơn
- Cầm kiếm
Nón thủy thủ (Người trên tàu buôn đội nón này, hoặc khi
trời nắng mưa dùng để che đầu), nón mục đồng (Nón này
làm bằng lá bồng. Lá này mọc nhiều trong Thanh) như
chiếc sọt (Kỹ thuật của người An Nam); Quan võ (Tranh cổ
Việt Nam); Quan võ Tonkin (Jean-Baptiste Tavernier); Lính
cầm cờ (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam).