244
245
dạng nón vẫn được kế thừa vào
thời Nguyễn, được khắc họa trong
Kỹ thuật của người An Nam. Phạm
Đình Hổ kể lại: “Hồi tôi tám chín
tuổi
(khoảng năm 1776-1777)
, thấy người
già đội Ngoan Xác lạp
(ngoan xác:
mai của con giải)
, tục gọi là nón màu
giải
(nón có màu tựa màu con giải)
hoặc
đội nón Tam Giang. Con cái nhà
quan và các học trò ở trường Giám
thì đội Phương Đẩu đại lạp
(phương
đẩu: cái đấu vuông)
, tục gọi là nón lá.
Họ hàng nhà quan mà cao tuổi
thì đội Cổ Châu lạp, tục gọi là nón
dâu, trung niên hoặc trẻ tuổi thì
đội Liên Diệp lạp, tục gọi là nón lá
sen. Đàn ông, đàn bà, sĩ thứ trong
kinh thành đều đội Cổ Châu lạp,
đội Tiểu Liên Diệp lạp, tục gọi là
nón nhỏ khuôn. Đàn ông đàn bà
thôn quê đội Xuân Lôi tiểu lạp, tục
gọi là nón sọ nhỏ. Quân lính đội
Trạo lạp, tục gọi là nón chèo vành.
Người hầu hạ và vợ con quân lính
đội Viên Đẩu lạp
(viên đẩu: cái đấu tròn)
,
tục gọi là nón khùa. Nhà sư và đạo
sĩ đội Cẩu Diện lạp
(cẩu: cái lờ bắt cá)
,
tục gọi là nón mặt lờ. Người có tang
đội Xuân Lôi đại lạp, tục gọi là nón cạp. Người để tang một năm trở
xuống đội Cổ Châu lạp, buộc thêm quai mây. Riêng nhà quyền thế có
tang thì đội Cẩu Diện lạp để phân biệt. Đến như hai vùng Thanh Nghệ
thì người ta đều đội Viên Cơ lạp
(viên cơ: cái sọt tròn)
, tục gọi là nón Nghệ.
Người Mán Nùng ở ngoại trấn đều đội Tiêm Quang Đẩu Nhược lạp,
hình như nón khùa mà chóp nhọn, làm bằng vỏ măng nứa, là khác với
người tứ chiếng. Đến khoảng năm Nhâm Dần, Quý Mão (1782-1783)
quân Tam phủ làm loạn, cậy công làm càn, nhiều người đội nón Viên
trở ra phía trước thắt bọc lại. Đàn bà dùng vải lụa che ngực.”
(1)
v.v. Các
ghi chép, mô tả này hoàn toàn khớp với những bức vẽ người Giao Chỉ,
Quảng Nam trong Boxer Codex (1590).
Ngoài ra, về phục
sức che đầu đặc trưng
của người Việt phải kể
đến nón. Vào thời Lý,
Chu Khứ Phi miêu tả
người Việt hay đội loại
nón như hình vỏ ốc, gọi
là Loa lạp. Vào thời Lê sơ,
qua ghi nhận của Toàn
thư, nón Thủy Ma, nón
màu trắng ngà, nón sơn
v.v. là các dạng nón quân
trang. Đến đầu thời Lê
Trung Hưng, năm 1688,
theo mô tả của William
Dampier, người Việt
ông ta nhìn thấy lúc
này thường để đầu trần,
không mấy khi đội nón
mũ, ngoại trừ khi trời
mưa; chỉ có những người
dân chài và thợ thuyền
mới thường xuyên đội
nón rộng vành, đỉnh phẳng như tấm ván.
(2)
Song Nishikawa Joken,
tác giả của Hoa Di thông thương khảo, lại có ghi nhận hoàn toàn trái
ngược với William Dampier. Ông cho biết khoảng những năm 1645,
người Việt “hễ đi bộ thì ắt đội nón”
(3)
. Và theo ghi nhận của Phạm Đình
Hổ có thể thấy đến cuối thời Lê Trung Hưng, các dạng nón đã hết sức
phong phú và phổ biến trong dân gian Việt Nam. Trong đó có nhiều
1. (Trung) Thanh triều văn hiến thông khảo - Q.296 - Tứ duệ tứ - An Nam. Nguyên văn: 男女皆披髮,跣
足,衣裳或布或絹,多用白色。男子以布束腰,從尻下穿前繫裹。婦女以布絹上掩胸乳
2. Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688. Tr.61.
3. (Nhật) Tăng bổ Hoa Di thông thương khảo - Q.3 - Giao Chỉ. Tr.11. Nguyên văn: 步行スルニ必笠ヲ著ル
1. Người Việt thời Lê Trung Hưng trong Hoàng Thanh
chức cống đồ; 2. Ông sư, ông quan, ông Tú bình văn,
Nữ quan nghênh hôn trong Kỹ thuật của người An Nam.
Bức vẽ người An Nam trong Hoàng Thanh chức cống
đồ được chú thích: “đàn ông đội mũ cỏ trắng lớn, hình
như cái vạc úp, mặc áo trường lĩnh thụng, tay cầm quạt
chuối, xỏ giày mà đi. Người nghèo thì mặc áo ngắn, đi
chân đất, cần cù cày cấy. Phụ nữ quý tộc xõa tóc, không
cài trâm, tai đeo kim hoàn […] Phụ nữ lấy khổ vải che
đầu, áo dài vạt dài, đi giày lộ gót, gặp nhau thì lấy trầu
cau làm lễ, giỏi các việc thêu thùa, bếp núc”.
MỘT SỐ LOẠI NÓN TRONG
KỸ THUẬT CỦA NGƯỜI AN NAM
1. Nón Trung kỳ; Nón này người Trung
kỳ đội; Nón nhà hiếu. 2. Nón tiều phu; 3.
Người nhà quê đội nón này; 4. Nón sơn.
Nhiều nho sĩ và thương nhân đội. Bên
trong làm bằng lá, bên ngoài dùng lá tre
tết lại, rồi sức bằng sơn. 5. Nón đàn bà,
tục gọi là ba tầm; 6. Nón đinh phu, đàn
ông nhà nghèo đội nón này để che mưa
nắng. 7. Nón Bắc Ninh, dải làm bằng vải
xanh; 8. Nón hôn lễ, ngày xưa đón dâu
thì dùng, nay đã thay đổi; 9. Nón nhà sư.
Người có tang cũng dùng.