NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 194

246

247

được coi là đẹp

(1)

. Và hơn 100 năm sau,

năm 1792, người Việt vùng Đàng Trong
quan niệm “để tóc ngắn không những
bị coi như dấu hiệu của sự thô tục, mà
còn là biểu thị của sự thoái hóa”

(2)

Như vậy, quan niệm về mái tóc

của người Việt thời Lê sơ đã thay đổi so
với người thời Trần, và cũng hoàn toàn
khác biệt so với người thời Lê Trung
Hưng. Vào thời Lê Trung Hưng, theo
Alexandre de Rhodes, triều đình nhà
Lê đã “ra lệnh từ nay dân Đàng Ngoài
không kết tóc bọc trong lưới trên đầu
như người Tàu, và để tỏ ra độc lập, họ
bỏ tóc dài tỏa trên vai”.

(3)

Cha Marini

cũng ghi nhận “dưới thời Bắc thuộc

(chỉ

thời thuộc Minh)

, cả đàn ông và phụ nữ

đều để tóc búi cao nhưng khi thoát khỏi
ách đô hộ, họ thả tóc xuống và đi chân

trần như là biểu tượng của sự tự do.

(4)

Nghĩa là triều đình cấm dân gian búi tóc
thắt Võng cân như phong tục của người
Minh. Lúc này, người Việt hầu hết đều
để tóc dài, buông xõa trên vai.

Chúng ta có thể kiểm chứng tục

xõa tóc qua một loạt tư liệu tranh tượng
thời Lê Trung Hưng, cũng như vô số
những ghi chép của các nhà du hành, sứ
thần ngoại quốc mô tả dung mạo người
Việt thế kỷ XVII, XVIII, như năm 1621,
Christophoro Borri ghi nhận “Họ cũng
để tóc dài như đàn bà, cho xõa tóc tới gót

1. Xứ Đàng Trong năm 1621. Tr. 54.
2. Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792-1793). Tr. 83.
3. Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài. Tr.4.
4. Dẫn theo Những lữ khách Ý trong hành trình khám phá Việt Nam. Tr.58.

Cơ để lẫn với lính, dần chuyển thành tục. Đến năm Bính Ngọ (1786)
trong nước có biến, lại bỏ Viên Cơ đội Cẩu Diện, người để tang một
năm trở xuống, buộc quai sợi trắng để phân biệt. Ở thôn quê thì phỏng
theo dáng nón Ngoan Xác mà hạ thấp phần trên xuống, gọi là Toan
Bì lạp, tục gọi là nón vỏ bứa. Thỉnh thoảng có người đội Xuân Lôi tiểu
lạp, còn những nón như nón Ngoan Xác, Tam Giang, Phương Đẩu, Cổ
Châu, Liên Diệp và Trạo lạp thì không thấy nữa.”

(1)

Lịch sử tự nhiên, dân sự và chính trị xứ Đàng Ngoài năm 1778 (Jerome Richard) cho biết: Dân

chúng không mặc quần áo cho trẻ con khi chúng dưới 6, 7 tuổi. Một vài người khoác lên chúng một

cái áo chỉ dài đến rốn. Đa phần bọn trẻ con xứ này hoàn toàn trần truồng.

2. Kiểu tóc
Sau lệnh cấm cạo trọc đối với những người không phải sư sãi vào

năm 1470, thói tục cạo trọc trong dân gian đã dần biến mất. Theo Jean-
Baptiste, vào năm 1642, người Việt lúc này “cho rằng để đầu trọc là một
hành động xúc phạm đến danh dự, và chỉ có những kẻ phạm tội hình sự,
khi bị bắt mới bị cạo trọc đầu”.
Riêng tục cắt tóc ngắn ít nhất vẫn tiếp
tục được người Việt duy trì đến tận năm 1513 với ghi nhận của sứ thần
nhà Minh, Phan Hy Tăng. Chúng ta hiện chưa rõ tục cắt tóc ngắn chính
thức biến mất vào năm nào, chỉ biết hơn 80 năm sau, năm 1621, sau khi
nhà Lê Trung Hưng thành lập, Christophoro Borri ghi nhận người Việt
“để tóc xõa và rủ xuống vai, có người để tóc dài chấm đất, càng dài càng

1. (Việt) Vũ trung tùy bút - Quyển thượng - Lạp. Nguyên văn: 余八九嵗時見老者多戴黿殼笠俗名嫩牟
解或三江笠俗名嫩三江。官家子與監校諸生戴方斗大笠俗名嫩羅。官家内眷年高者帶古洲笠俗名嫩
兜,中年及少者戴蓮葉笠俗名嫩羅蓮。京城士庶男婦通戴古洲笠、戴小蓮葉笠俗名嫩汝困。村邑男
婦戴春雷小笠俗名嫩壽乳。軍士帶掉笠俗名嫩掉榮。廝養及軍人婦女戴圓斗笠俗名嫩手古。僧道戴
笱面笠俗名嫩末蘆。喪家戴春雷大笠俗名嫩及。期功以下戴古洲笠加藤綏。維權門勢戶喪者戴笱面
笠以自別。至如清乂二處,通戴圓箕笠俗名嫩乂。外鎮蠻儂通戴尖光斗箬笠形如嫩古麻尖頂濫朋補
芒女與四政不同。壬寅癸卯年,三府兵亂,挾功肆行,人多戴圓箕笠以混之,輾轉成俗。丙午年國
變,復捨圓箕笠而笱面,有期功糸思服者以素綏別之。在村塢則倣黿殼之制而殺其上,謂之酸皮笠
俗名嫩補拍。其戴春雷小笠者間或有之而黿殼、三江、方斗、古洲、蓮葉、掉笠不復見矣

Cảnh dạy học thời Lê Trung Hưng

(Giảng học đồ, thế kỷ XVIII, Bảo tàng

Lịch sử Việt Nam) và thời Nguyễn.

Ca nương cầm đàn đáy thế kỷ XVIII.

(Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam; Đình

Ngoại, Thanh Liệt, Hà Nội. Ảnh: TQĐ).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.