NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 186

230

231

Tuy nhiên, từ thời Lê Trung Hưng
trở về sau, không rõ quy chế Vĩ Địch
của hậu phi có bị phế bỏ tương tự
quy chế Cổn Miện của hoàng đế hay
không?

Bên cạnh đó, qua khảo sát các

pho tượng Hoàng hậu Ngọc Bạch,
Hoàng hậu Ngọc Oánh, Hoàng
hậu Ngọc Trúc (chùa Mật, Thanh
Hóa), Quận chúa Trịnh Thị Ngọc
Cơ, Công chúa Lê Thị Ngọc Duyên
(chùa Bút Tháp, Bắc Ninh), chúng
tôi nhận thấy những chiếc mũ thể
hiện trên các pho tượng này đều có
chung một mô típ. Thân mũ đều được vây kín bởi các hoa văn dạng lửa.
Giữa trán mũ có trang sức tượng Phật ngồi kiết già. Đỉnh mũ còn có
trang sức hình chữ nhật, một đầu gắn sau trán mũ, một đầu tì lên búi
tóc. Tạo hình hết sức gần gụi với các loại mũ thể hiện trên tượng Phật
chùa Mía, tượng Phật bà chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh, chùa Ngo và
một số tranh vẽ Bồ Tát Phổ Hiền.

Kết hợp với loại mũ mang

đậm âm hưởng Phật giáo này,
phần lớn là dạng áo giao lĩnh, đi
cùng với áo đối khâm và thường.
Riêng hai pho tượng Hoàng hậu
Trịnh Thị Ngọc Trúc và Hoàng
hậu Phạm Thị Ngọc Oánh còn
khoác vân kiên nạm hình rồng
phượng phủ trên vai, phía dưới
đính các dải anh lạc dài che lưng
và bụng. Phần lớn viền áo, viền

dây buộc tóc và viền tay áo đều được thêu dệt những hoa văn hoa cuộn
đan xen. Một số bà phi còn mặc yếm đính các trang sức vàng, ngọc, hoặc
đeo vòng trang sức nhiều tầng, toát lên vẻ sang trọng, quý phái.

màu xanh sẫm, hoa văn chim trĩ được
thêu khắp áo theo mười hai hàng, viền
cổ áo, tay áo đều được thêu rồng

(1)

.

Khác với sự ổn định của áo Vĩ

Địch, loại mũ kết hợp với Lễ phục này
ở mỗi một triều đại lại có những quy
chế khác biệt. Tại Trung Quốc, vào thời
Hán, hoàng hậu sử dụng Cân Quắc,
thời Đường dùng trâm thoa hình hoa,
thời Tống Minh dùng Phượng Quan.
Tại Triều Tiên, ngoài Phượng Quan,
trong nhiều trường hợp mái tóc của
vương hậu còn được vấn tết thành một búi lớn ở đỉnh đầu, chung quanh
cài các trang sức hoa tròn, trâm vàng trổ hình chim phượng lớn nhỏ.

Trang phục Vĩ Địch của vương phi Triều Tiên (phục chế); Chân dung Hoàng hậu Tống

Thần Tông và Hoàng hậu Tống Huy Tông thời Tống (Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc).

Tính tới thời điểm hiện nay, tư liệu liên quan đến bộ trang phục Vĩ

Địch chỉ tồn tại trong vài dòng ghi chép vắn gọn, tương tự trường hợp Lễ
phục Cổn Miện của các triều đại Lý - Trần. Song với sự phổ biến và tính
ổn định của bộ Lễ phục này, chúng tôi ngờ rằng, Vĩ Địch không chỉ là Lễ
phục của hậu phi triều Lê sơ, mà có thể còn có niên đại sớm hơn nữa.

1. Tham khảo Trung Quốc phục sức đại từ điển (Tr.136) và http://zh.wikipedia.org/wiki/翟服

Hiện vật áo Vĩ Địch của vương hậu

Triều Tiên (Đại học Sejong Hàn Quốc

cất giữ).

Mũ thể hiện trên pho tượng Quận chúa Trịnh

Thị Ngọc Cơ, Công chúa Lê Thị Ngọc Duyên

(thế kỷ XVIII, chùa Bút Tháp, Bắc Ninh).

Tượng Phật bà chùa Ngo, Phúc Thọ. (Ảnh: Nguyễn

Thị Dung).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.