288
289
và Thường triều.”
(1)
như vậy, vào thời nguyễn,
Triều phục hay còn gọi là trang phục Đại triều
chỉ trang phục mặc vào ngày rằm, mồng một
và một số dịp lễ tết nhất định; Thường phục là
trang phục mặc vào các ngày chầu thường mồng
5, 10, 20, 25.
a. Mũ Cửu Long Thông Thiên 九龍通天冠
Hội điển, Hội điển tục biên, Đại Nam điển lệ
toát yếu, Đại Nam thực lục đều ghi nhận, vào các
buổi Đại triều, hoàng đế mặc hoàng bào, đội mũ
Cửu Long Thông Thiên. Loại mũ Triều phục này
ở một số sách như Minh Mạng chính yếu, Đại
Nam thực lục còn được gọi tắt là mũ Cửu Long,
trong dân gian quen gọi là mũ Xung Thiên. Nam
phương danh vật bị khảo thời nguyễn giải thích:
“Mũ Xung Thiên, mũ Đại triều của thiên tử ngày nay, như mũ Phốc Đầu,
hai cánh chuồn chĩa lên trời.”
(2)
Riêng từ “Thông Thiên”, Chỉ Nam ngọc
âm giải thích “Thông Thiên quan hiệu (gọi là) Triều Thiên.”
(3)
Từ điển Việt
- Bồ - La của Alexandre de Rhodes định nghĩa: “Mũ Triều Thiên là vương
miện (mũ của vua).” Các cứ liệu trên chứng tỏ vào thời Lê -nguyễn, loại
mũ tương tự mũ Phốc Đầu có hai cánh chuồn hướng lên trời, ngoài tên
gọi mũ Xung Thiên, còn được gọi là mũ Triều Thiên và Thông Thiên.
Riêng loại mũ Thông Thiên có những búi mây cuộn tròn ở đỉnh mũ, nhà
Trần gọi là mũ Quyển Vân, nhà Lê Trung hưng gọi là mũ Tam Sơn.
Đối với quy chế mũ Cửu Long Thông Thiên, Hội điển cho biết, “mũ
Đại triều Cửu Long Thông Thiên đính 31 hình rồng vàng, 30 hình ngọn
lửa; phía trước và sau đều có 1 bác sơn, 1 hoành long, hốt bọc pha lê lấp
lánh và hốt thông thiên mỗi thứ 2 chiếc; 1 liên đằng, 1 nhiễu tường, 1
đóa hoa hình tròn, 30 đóa mây đều kết bằng chỉ; các hạng ngọc dùng để
khảm sức như hỏa tề, kim cang, trân châu gồm 140 hạt, mắt mỗi con
rồng đều khảm 1 hạt trân châu nhỏ.”
(4)
Trước khi đội mũ, vua còn thắt
1. (Việt) Minh Mạng chính yếu. Tập 3. Q.11. Tr.CCXVIII-19b.
2. (Việt) Nam phương danh vật bị khảo - Thượng - Q.31 - Phục dụng môn. Nguyên văn: 衝天冠:今天子
大朝冠,如幞頭,兩翅衝天
3. (Việt) Chỉ Nam ngọc âm. Tr.120
4. (Việt) Hội điển - Q.78. Tr.1-2. Nguyên văn: 大朝冠九龍通天釘黃金龍形三十一,火焰三十,前後博
山各一,橫龍一,包晶光玻璃笏竝通天笏各二,連藤、遶牆各一,圓樣花朵一,雲朵三十竝線結嵌
áo giao lĩnh, tự có điển tắc. Trẫm nên theo lễ của hoàng khảo thờ liệt
thánh để thờ hoàng khảo.”
(1)
Đồng thời quy định:
“Mũ Lễ phục là mũ Xuân Thu, làm bằng sa trừu màu đen, đính 1
bông hoa bạc, khảm một hạt pha lê lấp lánh. Võng cân một chiếc, sức bốn
khuyên bạc. Áo giao lĩnh làm bằng sa mát thuần chỉ, màu thiên thanh,
áo lót làm bằng sa mát thuần chỉ màu tuyết bạch, đều thêu hoa văn rồng
mây, sóng nước. Hoặc áo làm bằng đoạn Bát ti bóng thuần chỉ lai lộ,
màu thiên thanh, thêu rồng mây, bên trong lót lĩnh 12 hoa mẫu đơn chéo
màu ngọc lam. Cổ áo và hai dải thùy lưu đều dùng màu sắc gốc (của áo).
Thường làm bằng sa mát thêu hoa nhỏ, màu ngọc lam, viền làm bằng
đoạn Bát ti bóng màu thiên thanh. Kế y làm bằng lụa sống.
Bít tất có thân làm bằng tơ Bát ti bóng màu bảo lam, ở giữa là tơ Bát
ti bóng màu tuyết bạch, phía dưới là vải tây màu tuyết bạch dát thuần
vàng, gấm hạng nhất hoa sen xen lan can kim tuyến, bên trong lót lụa
màu đỏ. Hia có thân hia làm bằng tơ Bát ti màu thâm, bên trong lót lĩnh
bóng màu bảo lam.”
(2)
2. Triều phục
Từ tháng 5 năm 1806 thời vua gia Long,
các buổi chầu Đại triều, Thường triều được quy
định: “Mỗi tháng lấy ngày mồng một và ngày
rằm đặt Đại triều ở điện Thái Hòa, quan từ lục
phẩm trở lên mặc áo mũ Đại triều vào lạy chầu;
những ngày mồng 5, 10, 20, 25 đặt Thường triều
ở điện Cần Chánh, quan từ tứ phẩm trở lên mặc
áo mũ Thường triều vào lạy chầu. Các thành và
dinh trấn đến ngày mồng một và ngày rằm đều
bái vọng ở Hành cung.”
(3)
Minh Mạng chính yếu
cũng có ghi chép tương tự, đồng thời cho biết,
“phàm gặp tháng nhuận đều miễn cả Đại triều
1. (Việt) Minh Mạng chính yếu. Tập 3. Q.11. Tr.CCX -15b.
2. (Việt) Hội điển - Quyển 78. Tr.4-5. Nguyên văn: 禮服春秋冠製用黑色縐紗,釘銀花一嵌晶光玻璃
一粒。網巾一,飾銀圈四。交領衣製用天青純綫涼紗,裏衣雪白純綫涼紗竝織龍雲、水波。或製天
青來路純綫光素八絲緞織龍雲樣,裏玉藍十二斜牡丹綾。領子、垂旒用本色。裳用玉藍細花涼紗,
綠(謬文,該為緣)天青光素八絲緞。繼衣生絹。襪身寶藍光素八絲,中間雪白光素八絲,下雪白
洋布鑲純金蓮花一項錦間金綫欄杆。裏白色帛,上結護膝官綠光素八絲,緣純金蓮花一項錦,裏藍
帛。靴身烏八絲,裏寶藍光素綾
3. (Việt) Đại Nam thực lục - Chính biên - Đệ nhất kỷ. Tập 1. Tr.666
Vua Đồng Khánh thắt
Võng Cân, đội mũ Cửu
Long Thông Thiên.
Mũ Cửu Long Thông Thiên
thể hiện trên tượng kim thân
của vua Khải Định (Lăng
Khải Định. Ảnh: TQĐ).