NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 217

290

291

Mặt trước và sau đều có hai chữ Vạn
Thọ, ba hình rồng. Hai ống tay áo và
hai cánh đều có một hình rồng. Các
hoa văn san hô, hỏa lựu đều xâu chuỗi
bằng các hạt ngọc châu nhỏ. Cổ áo
may bằng đoạn Bát ti bóng màu tuyết
bạch. Thùy lưu hai dải

(chỉ hai dải thắt

nhỏ ở nách áo, có chức năng như cúc)

đều thêu

hình rồng mây.

Thường làm bằng sa mát bóng

màu hoa xích, thêu hình các hình
rồng ổ, sóng nước, cổ đồ, bát bảo; phía
dưới nối với hình hồi văn, liên đằng,
lan can màu hoa xích, gấm đoạn lót
lụa màu đỏ, gấm hạng nhất thêu hoa
sen thuần vàng màu lục lam. Kế y làm
bằng lụa sống.

Đai làm bằng đoạn Bát ti bóng

màu vàng chính sắc may xen với tơ
màu xích vũ, đính 18 miếng sừng tê hình mộc dài, bên ngoài bọc vàng,
khảm 92 hạt trân châu.

Bít tất có thân làm bằng tơ Bát ti bóng màu bảo lam, ở giữa là tơ Bát

ti bóng màu tuyết bạch, phía dưới là vải tây màu tuyết bạch dát thuần
vàng, gấm hạng nhất hoa sen xen lan can kim tuyến, phía trên gắn hộ tất.

“Võng cân sức 4 khuyên vàng.” như vậy có
thể thấy, loại mũ Triều phục của hoàng đế
nhà nguyễn có nguồn gốc là mũ Xung Thiên
của vua Lê chúa Trịnh, song được sức lên
vô số trang sức bằng vàng và đá quý, đồng
thời được đặt tên mới, gọi là mũ Cửu Long
Thông Thiên. Qua một số ảnh chụp các vị
vua Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định, Bảo
Đại, có thể thấy lối trang sức trên mũ Cửu
Long của các vị vua này không hoàn toàn
đồng nhất. Đặc biệt, hai cánh mũ Xung
Thiên thể hiện trên pho tượng kim thân của
vua Khải Định có dạng cong tròn hơi hướng
về phía trước, trùng khớp với hình dạng
cánh mũ Xung Thiên của vua Quang Trung
giả thể hiện trong bức tranh Càn Long bát
tuần vạn thọ khánh điển đồ.
Dạng cánh mũ
này nên được coi là quy chế chung nhất của
dạng mũ Xung Thiên triều Lê nguyễn hay
chỉ là vài trường hợp đặc biệt? Với cứ liệu
hiện có chúng tôi thiên về khả năng thứ
nhất, song chúng tôi cho rằng, dạng cánh
mũ Xung Thiên này có lẽ chỉ được sử dụng
từ thời chúa nguyễn Phúc Khoát trở về sau.
ngoài ra, áo mão của vua quan nhà nguyễn
về cơ bản bám sát quy chế của Hội điển,

nhưng trên thực tế vẫn có sự gia giảm, đặc biệt là áo mão của nhà vua.

b. Bào phục
Kết hợp với mũ Cửu Long Thông Thiên là bộ Bào phục bao gồm

hoàng bào, đai ngọc, xiêm y, hộ tất, bít tất và hia.

Trong đó, áo bào làm bằng sa đoạn màu vàng chính sắc, thêu các

hình rồng mây, sóng nước lớn nhỏ và 4 chữ Phúc Thọ, áo sa dày thêu hoa
Tứ hữu

(mai, lan, cúc, trúc)

hoặc loại trừu màu hoa xích thêu hoa Tứ hữu;

hai cánh

(tức hai cánh phú hậu ở lưng áo)

dùng đoạn Bát ti bóng màu bảo lam.

飾火齊、金剛、珍珠各項玉一百四十粒,龍眼各嵌細小珍珠粒。網巾飾金圈四

Mũ Cửu Long Thông Thiên của

các vua nhà Nguyễn. (Phục chế.

Bảo tàng Lịch sử). Bác sơn: trang

sức hình bán nguyệt chạy vòng trên

trán mũ. Hốt bọc pha lê lấp lánh:

trang sức đính chéo 2 bên Bác Sơn.

Nhiễu Tường: trang sức đính giữa

trán mũ. Hoành long: hốc cắm cánh

chuồn hình đầu rồng nằm ngang ở

gáy mũ. Hốt Thông Thiên: hai cánh

chuồn vươn ra từ Hoành Long, lẽ ra

hơi cong gập.

Chân dung vua Đồng Khánh (1864 - 1889)

mặc Triều phục. Ngực áo bào thêu 2 chữ

Vạn Thọ theo lối chữ Triện. (Báu vật triều

Nguyễn).

Vua Thành Thái, vua Bảo Đại và vua Khải Định mặc Triều phục.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.