NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 32

58

59

bằng các sợi tơ. Gồm: đại thụ, dải tết kín hình chữ nhật và tiểu thụ, dải
tết thưa, nằm trên đại thụ, thắt ở sau lưng). Tất màu son, giày Tích đỏ,
viền bằng lụa vàng.”

(1)

Chúng tôi cho rằng, Cổn Miện của các vị vua Lý - Trần về cơ bản

khớp với những quy chế Cổn Miện của nhà Tống, bởi chính Lê Tắc cho

1. (Trung) Tống sử - Dư phục chí - Q.151. Nguyên văn: 袞服,青衣八章,繪日、月、星辰、山、龍、
華蟲、火、宗彝;纁裳四章,繡藻、粉米、黼、黻。蔽膝隨裳色,繡升龍二。白羅中單,皂褾襈,
紅羅勒帛,青羅襪帶。緋白羅大帶,革帶,白玉雙佩。大綬六采,赤、黃、黑、白、縹、綠,小綬
三色,如大綬,間施玉環三。朱襪,赤舄,緣以黃羅

biết các chương Phủ, Phất, Phấn mễ, Hoa trùng và các trang sức tổ thụ,
ngọc bội, phương tâm khúc lĩnh, Miện lưu đều khá giống Trung Quốc.

(1)

Diện mạo trang phục Cổn Miện thể hiện trên

phù điêu Ngô gia thị bi

Lê Tắc nhận xét các chương trên bộ Cổn phục của vua Trần như

“Phủ, Phất, Phấn mễ, Hoa trùng cho đến các trang sức thùy bội, tổ thụ,
phương tâm khúc lĩnh, Miện lưu đều khá giống Trung châu”,
đồng thời
cho biết, vào đại lễ, vua Trần “đội mũ Bình Thiên […] mặc áo Cổn, đeo
đai Kim Long

(tức đai đính các miếng vàng khảm hình rồng)

, cổ đeo phương tâm khúc

lĩnh bằng lụa trắng thêu bó gấm lên trên, đính vàng và ngọc châu, tay
cầm ngọc khuê.”

(2)

Qua khảo sát tấm bia Ngô gia thị bi, chúng tôi nhận thấy, người

đàn ông trên tấm bia này ngồi trên ngai rồng, đầu đội mũ Miện với dải
Thiên Hà đới vắt ngang miện bản, cổ đeo phương tâm khúc lĩnh đính
các hạt như ngọc châu ở xung quanh, tay cầm ngọc khuê, lưng thắt đại
đới và tế tất, chân đi giày Tích. Trên áo Cổn có thể nhận ra hai chương
Nhật, Nguyệt ở hai vai, chương Sơn ở hai ống tay áo phía sau, chương
Hoa trùng ở hai bên gấu vạt áo. Đại đới có hai dải rủ xuống hai bên,
tế tất nằm ở giữa. Trên tế tất còn có thể nhận ra chương Tảo và Phất

. Dải Thiên Hà đới vắt ngang miện bản là dải dây trang sức trên mũ

Miện của đế vương, lần đầu tiên xuất hiện vào thời Đường, đến thời
Tống chỉ còn thấy qua ghi chép

(3)

. Riêng phương tâm khúc lĩnh đính

vàng và ngọc châu có thể coi là nét đặc sắc của riêng bộ Cổn phục thời
Lý - Trần.

Mặc dù, bộ trang phục Cổn Miện thể hiện trên phù điêu Ngô gia thị

bi ở một mức độ nào đó khớp với mô tả của An Nam chí lược, song các cứ

1. (Trung) An Nam chí lược. Nguyên văn: 黻、黼、粉米、華蟲、組綬、垂佩、方心曲領、冕旒,稍類
中州
2. (Trung) An Nam chí lược - Chương phục. Nguyên văn: 黻、黼、粉米、華蟲、組綬、垂佩、方心曲
領、冕旒、稍類中州

. 國主之冠曰平天冠[…]服袞衣,金龍帶,領掛白羅蹙錦嵌金珠方心曲領,手執

. Cụm từ ‘領掛白羅蹙錦嵌金珠方心曲領’ ở một số dị bản xuất nhập chữ “cân” (khăn), khiến các bản

dịch tiếng Việt đều dịch là cổ đeo khăn bông […] rồi lại đeo cổ vuông tràng áo cong. Cách hiểu và dịch như
vậy không chính xác.
3. Trung Quốc y quan phục sức đại từ điển. Tr.36-37.

5

Cổn Miện thời Hán, áo Cổn 6 chương, thường 6 chương. (5000 năm trang phục Trung

Quốc) 1. Nguyệt; 2. Nhật; 3. Tinh thìn; 4. Long; 5. Sơn; 6. Hoa trùng; 7. Tông di; 8. Tảo; 9.

Hỏa; 10. Phấn mễ; 11. Phủ; 12. Phất. 13. Thường (còn gọi là xiêm, trang phục che phần hạ thể,

quây bên ngoài quần). 14. Tế tất (tính chất như thường, thắt lên trên cách đới).

1.Thánh Võ thiên hoàng (701 – 756. Chùa Todaiji, Nhật Bản) đội mũ Miện 10 lưu; 2.

Trang phục áo Cổn 12 chương kết hợp với mũ Miện 12 lưu theo quy chế nhà Hán (Tam lễ

đồ); 3. Vua Cao Ly (Sa saek ei hyang ki) đội mũ Miện 9 lưu, cổ đeo phương tâm khúc lĩnh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.