NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 30

54

55

ra quy chế Lễ phục này

(1)

. Qua đây có thể thấy sách vở ghi chép điển

chương của nước ta sau sự sụp đổ của mỗi triều đại lại đối diện với nguy
cơ “xóa sổ”. Dù vậy, quy chế Lễ phục của các triều đại phong kiến luôn
được tham khảo từ quy chế cổ điển của Trung Quốc, mà những quy chế
này thường có những thành phần tương đối ổn định. Từ đó, các triều đại
phong kiến Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản sao phỏng, chế
biến với những phương thức khác nhau, tạo nên hiện tượng “đại đồng
tiểu dị” về văn vật trong khối các nước “đồng văn”. Lễ phục Cổn Miện
cũng không ngoại lệ. Do nhà Trần kế thừa phần lớn các quy chế triều
nghi phẩm phục của nhà Lý, lại do sự khan hiếm về mặt tư liệu, cho nên
ở đây chúng tôi khảo chung quy chế Cổn Miện của các vị hoàng đế triều
Lý và triều Trần.

a. Mũ Bình Thiên 平天冠
Ngoại trừ giai đoạn 1816-1832, khái niệm mũ

Bình Thiên được dùng để chỉ loại mũ Triều phục
của một số vị hoàng tử, vương thân triều Nguyễn,
còn thông thường khái niệm này được hiểu là “thứ
mũ ở trên phẳng của vua đội lúc đi tế”
như cách giải
thích của Việt Nam tự điển (1931). Nói cách khác,
mũ Bình Thiên là biệt danh của mũ Miện. Tuy
nhiên, ngay ở thời Nguyễn, mũ Miện không chỉ là
loại mũ tế của riêng vua, mà còn là mũ tế của hoàng
tử, vương công và các quan nhất, nhị, tam phẩm.

Trung Quốc y quan phục sức đại từ điển định

nghĩa: “Mũ Bình Thiên còn được gọi là Bình Miện
平冕

, Lưu Miện 旒冕, là tên nôm na của mũ Miện,

loại mũ đế vương, chư hầu và khanh đại phu dùng
trong các dịp đại lễ […] Phần đỉnh mũ úp một ván
gỗ, gọi là diên, còn gọi miện bản. Hai đầu miện bản
rủ các chuỗi ngọc châu, gọi là lưu. Số lưu được quy
định dựa vào thân phận của người đội mũ. 12 lưu là cao quý, chuyên
dùng cho đế vương. Hai bên thân mũ có hai lỗ, gọi là nữu, là nơi cài
trâm ngọc xuyên qua để cố định búi tóc. Đầu trâm ngọc buộc dây mũ,

1. (Việt) Minh Mạng chính yếu. Tập III. Q.12. Tr.CCLXV. Nguyên văn: 袞冕肇自軒轅[…]朕今取法而損
益之[…]朕歷觀前史不惟我國所無

gọi là hoằng, lúc dùng vòng qua cằm vắt lên trên, cố định ở đầu kia của
trâm […] Các triều đại Trung Quốc kế thừa, song hình dạng, quy chế
đều có biến dị.”

(1)

Phan Huy Chú viện dẫn quy chế mũ Miện dành cho đế vương trong

Chu Lễ cho biết, “trên mũ này có ván chụp, đằng trước tròn, đằng sau
vuông, đằng trước sa xuống, đằng sau nghếch lên, dài 1 thước 6 tấc, rộng
8 tấc, đằng trước sa xuống 4 tấc, đằng sau sa xuống 3 tấc
. Mũ Miện kết
hợp với áo Cổn, phía trước và sau đều có 12 dây lưu, mỗi lưu có 12 viên
ngọc, lấy dây tảo

(dây tơ nhiều sắc)

để xâu ngọc.”

(2)

Vào thời Trần, Lê Tắc miêu tả “Miện lưu khá giống Trung châu”

(3)

,

tức mũ Miện, dây lưu có quy chế đại để tương tự mũ Miện của Trung
Quốc. Đồng thời ông cho biết, mũ Miện áp dụng cho các quan từ tước Đại
liêu ban trở xuống có các đường viền làm bằng vàng bạc đan xen, Lệnh
thư xá cho đến Hiệu thư lang đều đội
mũ Miện bạc

(tức viền bằng bạc)

.

Theo tư liệu của Trung Quốc

ghi nhận, mũ Bình Thiên của các vị
vua Đường - Tống là loại mũ Thông
Thiên gắn thêm miện bản. “Đến
thời Minh mới khôi phục quy chế
cổ, dưới miện bản giữ lại ‘ống mũ’,
bỏ mũ Thông Thiên.”

(4)

Trong khi

đó, đặc điểm nổi bật của mũ Thông
Thiên chính là các viền lương được
dát vàng. Qua vài nét miêu tả chấm
phá của Lê Tắc, có thể thấy quy chế
mũ Miện của vua quan Đại Việt thời
Trần về đại thể được tham khảo từ
quy chế mũ Miện của Trung Quốc
thời Đường - Tống. Như vậy có thể đặt giả thiết, mũ Bình Thiên của
các vị vua Lý - Trần cũng là loại mũ dạng Thông Thiên gắn miện bản,

1. Trung Quốc y quan phục sức đại từ điển. Tr.35
2. (Việt) Loại chí – Lễ nghi chí – Quan gia quan phục chi chế. Nguyên văn: 冕之制,其上有覆,前圓後
方,前俯後仰。長尺六寸,廣八寸,前垂四寸,後垂三寸。袞冕前後各十二旒,旒各十二玉,以藻
穿玉,以玉飭藻

.

3. (Trung) An Nam chí lược - Chương phục. Nguyên văn: 冕旒稍類中州.
4. Trung Quốc y quan phục sức đại từ điển. Tr.35.

Mũ Bình Thiên (Minh

Hội điển) và mũ Thông

Thiên (Trung Đông

cung quan phục).

Tượng chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang đội

mũ Bình Thiên đính 4 dây thao, là mô típ

mũ Lễ phục thể hiện trên các pho tượng

Diêm Vương tại Việt Nam; Tượng Đế Thích

chùa Vua, Hà Nội đội mũ Miện 9 lưu, mặc

áo bào gắn Bổ tử, vốn là phẩm phục của bá

quan thời Lê Nguyễn, trên thực tế không tồn

tại cách kết hợp như vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.