56
57
được trang sức toàn bằng vàng. Loại mũ này có quy chế dây lưu tương
tự Trung Quốc, riêng hình dáng và quy chế trang sức mũ có sự khác biệt.
Ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, mũ Miện của đế vương
nước Việt luôn là loại mũ có dây lưu, không phải dạng mũ có bốn dải
thao đính ở bốn góc mũ hay dạng mũ chỉ có miện bản mà không có dây
lưu như một số pho tượng thời Lê - Nguyễn thể hiện. Nhận định của Lê
Tắc chính là một thiết chứng. Ngoài ra, tấm bia Đại Việt quốc Lý gia đệ tứ
đế Sùng Thiện Diên Linh tháp bi (niên đại 1106) với nội dung ca ngợi vua
Lý Nhân Tông đã nhắc tới Miện lưu của vua Lý qua hình ảnh con ngao
vàng nổi lên mặt nước “liếc mắt nhìn bờ, há miệng phun mưa; ngưỡng
trông dải lưu trên mũ Miện”
(1)
; hay bài thơ của Hồ Quý Ly tặng Tuyên
phủ sứ Nguyễn Ngạn Quang sau khi soán ngôi nhà Trần cũng nhắc tới
dải mũ này: “Cần cù chớ tưởng không
ai biết/ Mắt này há bị Miện lưu che?”
(2)
Tuy là những lời văn thơ mang tính ước
lệ, song hình ảnh Miện lưu được nhắc
đến ở đây đích thực tồn tại trên thực tế,
đủ để ta hình dung về chiếc mũ Lễ phục
tôn quý nhất của đế vương nước Việt với
những dải ngọc rủ xuống trước mắt.
b. Áo Cổn 袞服
Như chúng tôi đã trình bày, Toàn
thư ghi nhận việc vua Lê Hoàn lên ngôi
mặc áo Long Cổn của vua Đinh, An Nam
chí lược miêu tả vua Trần trong dịp đại lễ
đội mũ Bình Thiên, mặc áo Cổn. Ngoài
ra, trong một bài thơ tặng Chu Văn An,
Trần Nguyên Đán đã dùng hình tượng
lòng nguội lạnh với áo Cổn thêu hình
Phủ, mũ Miện và ngọc khuê, để ví việc
chán bỏ quan trường của vị danh nho
bậc nhất Việt Nam này
(3)
. Dữ liệu trên
1. Văn khắc Hán Nôm Việt Nam. Tập 1. Tr.141. Nguyên văn: 轉眸瞥岸,呀口噴津,向冕旒而仰觀
2. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 勤勞莫謂無知者,四目原非蔽冕旒
3. Thơ văn Lý Trần. Tập 3. Tr.161. 黼冕桓圭心已灰
cho thấy, nhiều khả năng trong
những dịp đại lễ, hoàng đế và các
vương công, đại thần nhà Đinh –
Lê – Lý – Trần đều vận Lễ phục
Cổn Miện. Trung Quốc y quan
phục sức đại từ điển cũng cho
biết, các vua Trung Quốc khi cúng
tế tiên vương, đón tiếp triều kiến,
gặp gỡ quốc tân, cử hành hôn lễ,
cũng đều mặc Cổn Miện
(1)
.
Long Cổn, còn gọi là Cổn
phục, hoặc gọi tắt là Cổn, là Lễ
phục của đế vương và vương
công đại thần. Như Phạm Đình
Hổ ghi nhận, một bộ Cổn Miện
dành cho đế vương “Miện phải
có 12 lưu, lưu có 12 ngọc, Cổn
phục thêu 12 chương.”
(2)
Trong
đó, chương là các hoa văn thêu
trên Lễ phục, tượng trưng cho
trời đất, vạn vật, gồm 12 loại:
Nhật (mặt trời), Nguyệt (mặt trăng), Tinh thìn (sao), Sơn (núi), Long
(rồng), Hoa trùng (chim trĩ), Tông di (cốc ở tông miếu, có hình hổ và
khỉ), Tảo (thủy tảo), Hỏa (lửa), Phấn mễ (gạo), Phủ (rìu), Phất (chữ Á 亞).
Theo Tống sử, một bộ Cổn phục của vua Tống bao gồm: “Áo xanh
tám chương, thêu Nhật, Nguyệt, Tinh thìn, Sơn, Long, Hoa trùng, Hỏa,
Tông di; Huân thường
(thường màu đỏ phớt)
có bốn chương, thêu Tảo, Phấn
mễ, Phủ, Phất. Màu của tế tất tùy theo màu sắc của thường, thêu hai con
rồng bay lên. Áo Trung đơn
(áo lót trong, cổ giao lĩnh)
bằng là trắng. Viền áo
màu đen, dải thắt bằng là đỏ; dây buộc tất bằng là xanh. Đại đới bằng
là trắng; cách đới
(đai da)
; hai dải bội bạch ngọc
(dải ngọc bội đeo hai bên hông)
.
Đại thụ sáu màu: đỏ, vàng, đen, trắng, xanh nhạt, lục. Tiểu thụ ba màu,
như đại thụ, mắc ba miếng ngọc hoàn (Thụ, còn gọi là tổ thụ, là dải tết
1. Trung Quốc y quan phục sức đại từ điển. Tr.133.
2. (Việt) Bị khảo. Nguyên văn: 按天子袞裳自日月以下十二章,冕十二旒,旒十二玉
Quy chế áo Cổn thời Minh (Tam tài đồ hội): 1.
Thụ: còn gọi là tổ thụ, là dải tết bằng các sợi
tơ. Gồm: đại thụ, dải tết kín (hình chữ nhật)
và tiểu thụ, dải tết thưa, nằm trên đại thụ, thắt
ở sau lưng. 2. Bội: dải ngọc bội đeo hai bên
hông. 3. Trung đơn: Áo lót trong; 4. Tế tất:
thắt ở đai, che phía trước hạ thể; 5. Cách đới:
đai da. 6. Đại đới: đai làm bằng lụa; 7. Tất;
8. Giày Tích; 9. Áo đen 6 chương; 10. Huân
thường: một dạng váy quây, mặc bên ngoài
quần, màu đỏ. 11. Phương tâm khúc lĩnh: cổ
cong, tâm vuông, đeo ở cổ.
Tông di
(Cốc tế)
Phủ
(Rìu)
Phất
(Chữ Á)
Tảo
(Rong)
Hỏa
(Lửa)
Phấn mễ
(Gạo)
Long
(Rồng)
Hoa trùng
(Chim trĩ)
Sơn
(Núi)
Nhật
(Mặt trời)
Nguyệt
(Mặt trăng)
Tinh thìn
(Sao)
Hoa văn 12 chương thêu trên
Áo Cổn theo Tam tài đồ hội.