NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 33

60

61

liệu hiện có vẫn chưa cho phép chúng tôi khẳng định hình tượng người
đàn ông trên tấm bia này cụ thể là vị vua nào của nhà Trần. Tuy nhiên,
với sự trùng hợp không phải ngẫu nhiên kể trên, chúng tôi cho rằng, bộ
trang phục Cổn Miện thể hiện trên bia phần nào được tham khảo từ
nguyên mẫu Cổn Miện dành cho đế vương thời Trần.

2. Thường phục
Bên cạnh bộ Lễ phục được sử dụng trong các dịp lễ tiết quan trọng,

còn có bộ Thường phục sử dụng trong những buổi thiết triều thông

thường. Tại Trung Quốc, bắt đầu từ thời Đường Thái Tông, Hoàng bào
mới chính thức trở thành Thường phục của đế vương; phẩm cấp của
bá quan được khu biệt dựa trên sắc áo

(1)

. Lê Quý Đôn cũng cho biết:

Đầu thời Đường, các quan chuộng mặc ba màu đỏ, vàng và tía. Vua
Thái Tông mới lần đầu định ra phẩm phục, lấy màu tía, đỏ, lục, xanh
làm thứ tự. Từ buổi ấy không có ai mặc màu vàng nữa, vì kiêng bề trên
vậy

(2)

. Tại Việt Nam, Toàn thư ghi nhận năm 939, Ngô Quyền xưng

vương, thiết lập bá quan, quy định màu sắc quan phục. Bước sang thời
Lý, ta được biết các chánh sứ Đại Việt sang triều cống nhà Tống được
mô tả mặc áo bào tía. Phan Huy Chú nhận xét chế độ phục sắc của các
quan Lý - Trần coi “màu tía là quý nhất, thứ đến là màu đỏ, màu lục,
màu biếc, sau cùng là màu xanh”

(3)

, tức là không khác chế độ phục sắc

của nhà Tống.

Chu Khứ Phi ghi nhận, trong những cống phẩm triều đình Đại

Việt cống sang nhà Tống năm 1156 có 850 thớt đoạn màu vàng sẫm
thêu hình bàn long

(tức hoa văn rồng ổ, cuộn tròn)

(4)

. Trước đó, năm 1040, vua

Lý Thái Tông đã dạy cung nữ dệt được gấm vóc

(5)

, ông muốn từ đây về

1. Trung Quốc y quan phục sức đại từ điển. Tr.193.
2. (Việt) Vân Đài loại ngữ - Q.5 - Phẩm vật cửu. Nguyên văn: 唐初百官尚服赭、黃、紫三色。太尊始定
品服,以紫、朱、綠、青為次第。日下遂無黃者,避上也
3. (Việt) Loại chí - Lễ nghi chí - Bá quan chương phục chi chế. Nguyên văn: 以紫色為貴,紅綠碧次之而
青色反居其後
4. (Trung) Lĩnh ngoại đại đáp. Nguyên văn: 深黃盤龍段子八百五十. Tống hội yếu tập cảo cho biết năm
1156 nhà Lý còn cống 50 thớt lĩnh và lụa, khiến chúng tôi nghi ngờ về con số 850 thớt đoạn Lĩnh ngoại đại
đáp
ghi nhận.
5. (Việt) Toàn thư. Nguyên văn: 帝既教宫女職成錦綺

Áo bào. (Việt) Nhật dụng thường đàm: “Bào, áo dài cũng gọi là áo kép.” (Việt) Nam phương

danh vật bị khảo: “Bào, là áo dài, chấm đến chân.” (Việt) Chỉ Nam ngọc âm: “Đoàn lĩnh

(cổ tròn) áo chầu đỉnh đang”. (Ảnh: Long bào của vua Liêu khai quật tại Giang Bắc may

bằng đoạn màu vàng pha đỏ, thêu hình rồng ổ ở ngực áo, tới nay được coi là hiện vật long

bào cổ nhất của Trung Quốc. (Trùng Khánh Bác vật quán tàng văn vật đồ sách).

Ngô gia thị bi (chùa Dầu, Hà Nam) “Bia

không ghi niên đại, nhưng căn cứ vào

ba loại chữ húy được khắc trên bia, có

thể đoán định tấm bia được dựng từ

thời Trần, khoảng từ năm 1366-1395.

Mặt trước có hình người đàn ông đầu

đội mũ Miện, ngồi trên ngai rồng, có thể

là chân dung một người hưng công xây

dựng ngôi chùa. Nội dung bia ghi lại

việc một nhà sư họ Ngô tấu xin dâng đất

vườn làm chùa, và những người công đức ruộng vào chùa.” (Văn khắc Hán Nôm Việt Nam.

Tập 2. Tr.265).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.