NGÀN NĂM ÁO MŨ - Trang 35

64

65

sau triều đình Đại Việt không tiếp tục dùng gấm vóc của nhà Tống,
điều này chứng tỏ các thớt đoạn nằm trong số cống phẩm nêu trên
nhiều khả năng là do cung đình nhà Lý tự dệt được. Khảo xét tư liệu
mô tả kiểu dáng áo bào Thường phục của vua Trung Quốc thời Đường
-Tống có thể thấy, loại áo bào thời kỳ này đều được thêu hoa văn rồng
ổ, chủ yếu ở ngực áo và hai vai. Dạng áo bào này đương thời cũng là
dạng áo bào chung của vua chúa Cao Ly, Tây Hạ, Đại Liêu v.v. Áo bào
của các vị vua Lý Trần rất có thể được may từ loại đoạn vàng sẫm thêu
rồng ổ, với kiểu dáng tương tự áo bào của hoàng đế Trung Quốc cùng
thời, song cũng có thể chỉ là loại áo bào trơn, không thêu hoa văn.

Đối với loại mũ Thường

triều của các vua nhà Lý, hiện
chưa có sử liệu trực tiếp đề cập.
Tuy nhiên, Toàn thư cho biết
năm 1035, vua Lý Thái Tông
xuống chiếu chế ra “Kim Bát
Giác Tiêu Dao”
. Đại Việt sử ký
tiền biên
(bản in thời Tây Sơn)
cho biết “mũ Tiêu Dao tên là
Kim Bát Giác
”, Loại chí thì cho
rằng tên mũ là Kim Bát giác
Tiêu Dao, song quy chế không
thể khảo được

(1)

. Tuy nhiên gần

đây có ý kiến cho rằng Bát giác
Tiêu Dao chép thiếu chữ tọa,
vốn từ tên Tiêu Dao tọa, một
loại ghế gấp chéo của người
Hung Nô. Chúng tôi cho rằng,
cách lý giải như vậy không
thỏa đáng, bởi nếu vậy, cũng
có thể đặt giả thiết nguyên tác
vốn chép thiếu chữ cân, mà
Tiêu Dao Cân là tên một loại
mũ của văn nhân, đạo sĩ nhà
Tống. Thực tế cho thấy, một số
loại mũ có tên hình tượng như
Phong Cân (gió), Tam Sơn Mạo
(ba ngọn núi) v.v. là những
chiếc mũ xuất hiện trong khối các nước sử dụng chữ Hán, song kiểu
dáng hoàn toàn khác biệt. Trong trường hợp này, vì chưa đủ cứ liệu để
có thể xác quyết Bát giác Tiêu Dao là loại ghế tương tự ghế Tiêu Dao
của người Hung Nô hay một kiểu mũ biến cách từ mũ Tiêu Dao của
người Tống, cho nên thông tin dẫn trong Toàn thư nên để lại tồn nghi.

1. (Việt) Đại Việt sử ký tiền biên. BK2. Tr.29. Nguyên văn: 按逍遙冠名金八角,其制不可考 (Việt) Loại
chí
- Lễ nghi chí - Quan gia quan phục chi chế. Nguyên văn: 制金八角逍遙

冠名,其制今不可考

Nam Đường Đông Đan vương xuất hành đồ (Vẽ vào thời Ngũ đại 907- 960. Bảo tàng Nghệ thuật

Boston Mỹ); Bích họa Đôn Hoàng - vua Tây Hạ (Trung Quốc Long bào); Chân dung vua Đường

Cao Tông (Vẽ vào thời Minh. Cố cung đồ tượng tuyển túy). Vua Tây Hạ (1032-1227. Bảo tàng

Hermitage Nga).

Đồ án Hoa bào thêu hoa ổ dành cho các quan ngũ phẩm triều Nguyễn (BAVH) và tượng quan văn

tứ phẩm triều Nguyễn mặc Giao bào tại lăng Khải Định (Ảnh: TQĐ). Vào thời Nguyễn, kiểu thêu

hoa văn ổ ở hai vai, ngực áo được áp dụng vào Giao bào và Hoa bào của các quan tứ, ngũ phẩm.

Long bào của vua Lê Dụ Tông, Long bào triều
Nguyễn thế kỷ XIX và Mãng bào của triều đình
chúa Nguyễn thế kỷ XVIII, Kiểu dáng hoa văn
rồng mây sóng nước triều Lê Trung Hưng và
triều Nguyễn chịu ảnh hưởng từ dạng thức
trang trí áo bào Trung Quốc thời cuối Minh đầu
Thanh. Các triều đại Việt Nam và Trung Quốc
trước đó chưa xuất hiện kiểu hoa văn và trang
trí như vậy. Tuy nhiên, áo bào dùng khi thiết
triều đều là dạng áo cổ tròn, thụng tay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.