66
67
3. Tiện phục
Các kiểu dáng trang phục từng lưu hành trong cung đình và dân
gian Việt Nam đa phần đều là dạng áo xẻ tà ở hai bên sườn. Sự khác biệt
của các dạng áo này chủ yếu nằm ở phần cổ áo, có loại cổ đan chéo (giao
lĩnh, trực lĩnh), cổ tròn (đoàn lĩnh, viên lĩnh), cổ cong vuông (phương
lĩnh, khúc lĩnh) và cũng có loại cổ đứng cài khuy (thụ lĩnh). Trong số đó,
áo cổ đứng cài khuy, tức áo dài được định hình vào thế kỷ XVIII, có niên
đại muộn nhất.
Tiện phục là trang phục mặc vào ngày thường, những lúc nhàn
cư không phải thiết triều. Các sách Lĩnh ngoại đại đáp (Tống - Chu
Khứ Phi), An Nam kỷ lược (Tống - Trịnh Tủng), Văn hiến thông khảo
(Nguyên - Mã Đoan Lâm) đều chép: “Người Giao không phân sang
hèn, đều búi tóc chuy kế, đi chân đất, vua ngày thường cũng vậy, song
cài trâm vàng, trên mặc áo Sam vàng,
dưới mặc quần tía.”
(1)
a. Áo Sam 衫
Người Tống không miêu tả kiểu
dáng áo Sam vàng của vua Lý, chỉ miêu
tả loại áo Sam đen của những người
còn lại như Lĩnh ngoại đại đáp cho
biết: “Những người còn lại thường ngày
phía trên mặc áo Sam đen cổ tròn bó
sát, bốn vạt như áo Bối tử, gọi là áo Tứ
Điên 四顛”
(2)
. Như vậy có thể thấy áo
Sam đen thịnh hành vào triều Lý là loại
áo cổ tròn, từ phần ngực trở xuống xẻ
tà, tương tự kiểu áo Bối Tử, vốn cũng là
một dạng áo Sam thịnh hành vào thời
Tống ở Trung Quốc
(3)
. Vào thời Trần,
Trần Cương Trung, sứ nhà Nguyên,
khi sang Đại Việt cũng miêu tả: “Người
trong nước đều mặc màu đen, áo đen bốn vạt, cổ tròn bằng là.”
(4)
Dựa vào các dữ liệu trên mà suy, áo Sam vàng của vua Đại Việt
cũng là loại áo xẻ vạt như áo Tứ Điên, áo Bối Tử, cổ áo nhiều khả năng
là dạng cổ tròn. Song cũng không loại trừ khả năng áo Sam dành riêng
cho vua Đại Việt có dạng đối khâm tương tự áo của vua Tống Huy
Tông trong bức vẽ Thính cầm đồ thời Nam Tống, tượng Phật chùa
Phật Tích thời Lý và tượng quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ chùa Bút
Tháp thời Lê Trung Hưng.
1. (Trung) Lĩnh ngoại đại đáp. Nguyên văn: 其國人烏衣,黑齒,椎髻,徒跣,無貴賤皆然。其酋平
居亦然,但珥金簪,上黃衫,下紫裙耳
. Xuất phát từ thái độ hiềm khích với người Đại Việt, các tác giả
Trung Quốc thường dùng từ “Tù” (tù trưởng) để chỉ vua Việt, ở đây chúng tôi đều dịch là vua.
2. (Trung) Lĩnh ngoại đại đáp. Nguyên văn: 其餘平居,上衣則上緊蟠領頸皂衫,四裾如背子名曰四顛
3. Trung Quốc y quan phục sức đại từ điển (Tr.206) định nghĩa: Áo Sam là loại áo đơn (may một lớp, phân
biệt với áo kép, áo bào, loại áo may hai lớp), ống tay rộng, được làm bằng the lụa mỏng nhẹ, may một lớp,
không lót, thường được may thành dạng đối khâm (hai vạt dài song song), ở giữa có dải buộc, cũng có loại
không cần dải buộc, hai vạt để mở. Ống tay áo chủ yếu là ống thụng, không có viền […] Đây cũng là loại áo
thời thượng, rất được ưa chuộng vào thời Tống.
4. (Trung) Nguyên thi kỷ sự - Q.9 - An Nam tức sự. Tr.178. Nguyên văn: 国皆衣黑,皂衫四裾,盤領以
羅為之
Mũ Phốc Đầu thể hiện trên pho tượng được cho
là vua Lý Thái Tổ, chùa Kiến Sơ (Hà Nội, TK
XVIII) mang đậm bút pháp dân gian, đội mũ
mang kiểu dáng mũ Ô Sa thời Minh, áp dụng
vào Việt Nam năm 1457, không đủ xác tín để
làm cứ liệu nghiên cứu trang phục Lý Trần.
Tượng Thập điện Diêm vương chùa Bút
Tháp đội mũ có đỉnh hình bát giác (có ý kiến
cho rằng loại mũ này là mũ lục lăng không
chính xác), cổ đeo Phương tâm khúc lĩnh.
Song các pho tượng này được tạc dựng vào
thế kỷ XVII, nên rất khó có khả năng có liên
hệ trực tiếp với trang phục Lý Trần.
Áo Bối tử xẻ bốn vạt, ở giữa có thể
đính cúc hoặc dải buộc. (Tam tài
đồ hội).