70
71
người ốm yếu ẩn trong chiếc áo Cừu nhẹ”
(1)
. Chứng tỏ vào thời Lý - Trần,
vua quan Đại Việt đã có hai loại áo Cừu là Hồ Cừu (áo Cừu lông cáo) và
Điêu Cừu (áo Cừu lông chồn) để mặc vào mùa đông. Phạm Đình Hổ
khảo về áo Cừu của Trung Quốc và áo Cừu thời Lê cho biết: “Cừu là áo
da chống rét, sản sinh ở Trung Quốc, có hai loại, loại sang trọng là Hồ
Cừu, Điêu Cừu, thứ đến là Dương Cừu (áo Cừu lông dê) […] Áo Cừu có
hai kiểu, kiểu bên trong là da bên ngoài là lông và kiểu bên trong là lông
bên ngoài là da […] Phía Nam vùng Giang Hoài không có tuyết, ít sương,
loại áo Cừu thường mặc là loại bên trong là lông, bên ngoài là da. Nước
ta cũng vậy. Chừng do thủy thổ phong tục khác nhau.”
(2)
Chỉ nam ngọc
âm cũng giải thích: “Khinh Cừu
(áo Cừu nhẹ)
khéo thuộc áo da.”
(3)
Ngoài ra,
qua hình vẽ người may áo Cừu trong cuốn Kỹ thuật của người An Nam,
chúng ta vẫn thấy áo Cừu được sử dụng vào cuối thời Nguyễn. Chứng tỏ
vào mùa đông giá rét, vua tôi Việt Nam ngoài áo bông, còn mặc áo Cừu.
Áo Cừu của Việt Nam có loại Hồ Cừu và Điêu Cừu, bên trong là lông, bên
ngoài là da, khác với áo Cừu ở miền Bắc Trung Quốc.
Rồng Trung Quốc thời Tống trong tranh chân dung Tống Cao Tông (Bảo tàng Cố cung Đài
Bắc) và trên tấm vải thêu thời Tống (Cẩm tú văn chương Trung Quốc truyền thống chức tú văn
dạng); Rồng Việt Nam thời Lý khai quật tại Hoàng thành Thăng Long; Naga Thái Lan (chụp
tại Chiang Mai, Thái Lan); Naga Chăm (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam).
1. Thơ văn Lý Trần. Tập 3. Tr.165. Nguyên văn: 泠汀病骨隱輕裘
2. (Việt) Bị khảo - Quyển thượng. Tr.39. Nguyên văn: 裘,禦寒之皮衣也,產于中國者,有二類,貴
者狐裘、貂裘,次者曰羊裘[…]服裘有二類,裏皮表毛者[…]江淮以南無雪少霜,服裘者裏毛而表
皮,本國亦然,蓋土俗不同也
3. (Việt) Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa. Tr.119.
II. TRANg PHỤC BÁ QUAN
Năm 1006, vua Lê Long Đĩnh, vị vua cuối cùng của triều Tiền Lê
xuống lệnh thay đổi Triều phục, nhất nhất noi theo chế độ nhà Tống.
Sau đó trong suốt 24 năm bao gồm trọn vẹn thời gian trị vì của vua Lý
Thái Tổ (1009 - 1028), ta không thấy triều đình nhà Lý tái thiết triều nghi
phẩm phục. Như đã nói từ trước, phải đến năm 1030, vua Lý Thái Tông
mới lần đầu tiên đặt định lại quan phục. Năm 1059, vua Lý Thánh Tông
chính thức áp dụng chế độ Công phục của nhà Tống, đánh dấu bởi quy
định bá quan phải đội mũ Phốc Đầu, đi hia mới được vào triều. Như vậy,
từ năm 1059 trở đi, bá quan triều Lý có ba loại trang phục, gồm Lễ phục
(mặc trong dịp lễ lớn), Triều phục (mặc trong buổi Đại triều và dịp lễ
nhỏ), và Thường phục (mặc trong buổi Thường triều).
1. Lễ phục
Như chúng tôi đã trình bày tại phần khảo
về Lễ phục của hoàng đế, trang phục Cổn Miện
được coi là Lễ phục sang trọng bậc nhất của
triều đình phong kiến. Tước vị phẩm trật của
vương hầu bá quan chủ yếu được phân biệt dựa
trên số dây lưu trên mũ Miện và số chương thêu
trên áo Cổn. Quy chế Cổn Miện của mỗi triều
đại có sự gia giảm khác biệt.
Với tư liệu hiện nay, chúng tôi chưa thể
khảo được quy chế Cổn Miện cụ thể của triều
Lý. Theo văn bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc dựng
năm 1107 mô tả, vị quan cho xây chùa là Thái
phó Hà Hưng Tông “cầm ngọc khuê sừng sững,
mặc Phủ Phất ung dung”
(4)
Theo quy chế của
nhà Trần, trang phục Cổn Miện chỉ dành cho
hoàng đế và các quan từ tước đại liêu ban trở
xuống tới hiệu thư lang. Riêng các tước vương,
hầu, minh tự được quy định sử dụng Lễ phục
Củng Thần. Vào thời Lý, Toàn thư chép: năm
1206, vua Lý Cao Tông thăng Đàm Dĩ Mông làm
1. Thơ văn Lý Trần. Tập 1. Tr.325. Nguyên văn: 奉圭璧以峨峨,賁黼黻而棣棣
Trang phục Cổn Miện dành
cho vương công triều Nguyễn.
(BAVH).